.............

...........

Home » » Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa


I.ĐẠI CƯƠNG
-   xuất huyết tiêu hóa là chảy máu trong ống tiêu hóa từ thực quản đến trực tràng, xuất huyết tiêu hóa chia làm 2 loại: xuất huyết tiêu hóa cao và xuất huyết tiêu hóa thấp.
       + xuất huyết tiêu hóa cao là chảy máu ở thực quản, dạ dày, tá tràng, phần trên hỗng tràng (thường gặp khoảng 90%).
  + Xuất huyết tiêu hóa thấp là chảy máu ở ruột non, đại tràng (tỷ lệ gặp khoảng 10%).
-   Xuất huyết tiêu hóa gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ nhưng tuổi hay gặp là 20 – 50, nam nhiều hơn nữ.
-   Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu thường gặp đòi hỏi thầy thuốc phải chẩn đoán đúng, xử trí kịp thời vì chảy máu tiêu hóa nặng có thể gây tử vong.
II.               NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP
-   loét dạ dày tá tràng.
-   Ung thư dạ dày.
-   Sau dùng thuốc iamr đau chống viêm không steroid, corticoid: Aspirin, prednisolon…
-   Vỡ tĩnh mạch thực quản trong xơ gan.
-   Bệnh về máu: Leucose, suy tủy…
-   Viêm loét trực tràng chảy máu, K đại tràng, trĩ…



III.           TRIỆU CHỨNG
1.     Triệu chứng lâm sàng:
a.     Nôn ra máu:
-   Bệnh nhân có thể đau bụng buồn nôn hoặc đột nhiên nôn ra máu.
-   Nôn ra máu tươi, máu đen, máu cục, có thể lẫn thức ăn.
-   Số lượng máu nôn có thể 100 – 200ml, nhiều đên 1 lít.
Cần phân biệt với : Ho ra máu.
b.    Ỉa phân đen:
-   Bệnh nhân có thể không nôn ra máu mà chỉ ỉa phân đen.
-   Phân sền sệt, đen như bò hóng, như bã cà phê mùi khắm.
-   Số lần ỉa phân đen nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng máu chảy.
* Cần phân biệt với: Ỉa phân đen sau ăn tiết canh, uống một số thuốc: Bismut, sắt…
c. Toàn thân: Da  xanh, niêm mạc nhợt, nếu mất máu nhiều có dấu hiệu sốc do giảm thể tích máu đột ngột: Da xanh tái niêm mạc trắn nhơt, toát mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh nhỏ khó bắt, khó thở, có thể o giật do thiếu oxy não. Huyết áp tụt, kẹt.
2. Triệu chứng cận lâm sàng:
Xét nghiệm máu:   - Số lượng hồng cầu giảm, tỷ lệ huyết sắc tố giảm.
                               - Hematocrit giảm.
Tùy theo nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa có thể làm các xét nghiệm khac: Nội soi dạ dày tá tràng, huyết đồ tủy đồ.
IV.           CHẨN ĐOÁN
1.     Chẩn đoán xác định:
-   Nôn ra máu: máu tươi, máu đen, máu cục, có thể lẫn với thức ăn.
-   Ỉa phân đen: Phân sền sệt, đen như bò hóng, như bã cà phê, mùi khắm
-   Toàn thân: Da xanh, niêm mạc nhạt, mạch nhanh, huyết áp giảm.
-   Xét nghiệm máu: Số lượng hồng cầu giảm, tỷ lệ huyết sặc tố giảm. tỷ lệ Hematocrit giảm.


2.     Chẩn đoán mức độ chảy máu:
Mức độ

Dấu hiệu
Nhẹ
Vừa
Nặng

Da niêm mạc
Không thay đổi
Da xanh, niêm mạc nhợt
Da xanh tái, niêm mạc trắng bạch
Mạch
< 90 lần/phút
90 -110 lần/phút
>110 lẩn/phút
Huyết áp tối đa
> 100 mmHg
90 – 100 mmHg
< 90 mmHg
Số lượng Hồng cầu
> 3.5 triệu/mm3
2.5 – 3.5 triêu/mm3
< 2.5 triệu/mm3
Tỷ lệ huyết sắc tô
> 60% (90 g/l)
41 – 60% (60 – 90 g/l)
< 40% (60g/l)
V.               ĐIỀU TRỊ
1.     Nguyên tắc:
-   Bồi phụ khối lượng tuần hoàn, hồi sức.
-   Cầm máu.
-   Điều trị triệu chứng, nguyên nhân.
2.     Điều trị cụ thể:
a.     Tại tuyến cơ sở:
-   Để BN nằm bất động tại giường, đầu thấp nghiêng về một bên, tránh thay đổi tư thế người bệnh nhiều lần khi thăm khám.
-   Truyền dịch: Tốt nhất là dung dịch keo (heasteril) Dung dịch natriclorua 0,9%, Ringerlactat, Glucose.
-   Cho uống Hydroxyd alumin 2 thìa/lần cách nhau 1h.
-   Cimetidin 200mg x 1 ống, TB hoặc pha trong DD Natriclorua 0,9% truyền nhỏ giọt TM.
-   Dùng thuốc cầm máu nếu có: Transamin 5% x 2- 4 ống, tiêm TM 2 – 4 lần, VTM K.
-   Seduxen 10mg x 1 ống, TB khi người bệnh có co giật.
-   Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 15 phút/lần.
-   Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
c.      Tại tuyến trên:
-   Nằm đầu thấp bất động.
-   Thở oxy nếu người bệnh khó thở.
-   Tiếp tục truyền dịch.
-   Tốt nhất truyền máu tươi cùng nhóm, số lượng phụ thuộc vào lượng máu mất.
-   Thuốc cầm máu: Transamin 5% x 2 – 6 ống, tiêm TM cách nhau 4 – 6h.
-   Đặt sonde làm lạnh dạ dày nếu chảy máu dạ dày, tá tràng và theo dõi tình trạng chảy máu.
-   Đặt ống thông Blackmore vào thực quản để cầm máu và hút dịch dạ dày qua ống thông, nếu vỡ TM thực quản.

-   Điều trị nội không kết quả chuyển ngoại phẫu thuật.

Chào mừng đến với : Dương Văn Nam - cảm ơn các bạn đã đọc bài viết

» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy liên hệ với tôi qua email: emailphuongnam@gmail.com.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu nếu có thể.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý.

Tham gia thêm: Facebook | Twitter :: Thank you for visiting ! ::

0 nhận xét:

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã để lại những ý kiến quý báu. Nam rất mong bạn ủng hộ nhiều hơn nữa cho http://www.duongvannam.name.vn/

Liên hệ : Dương Văn Nam | PhuongNamBlog
Copyright © 2020. Phương Nam Blog
Xem tôt nhất bằng trình duyệt: Chrome hoặc firefox
Được thiết kế trên Blogger