.............

...........

Home » » GIẢI PHẪU HỆ TUẦN HOÀN

GIẢI PHẪU HỆ TUẦN HOÀN

I.    TIM

1.     Hình thể ngoài:
Là một khối cơ rỗng nằm trong lồng ngực, giữa 2 lá phổi, phía trên cơ hoành, màu hồng nhạt, mật độ chắc, nặng 260 – 270g. tim hình tháp có đỉnh quay xuống dưới, sang trái và ra trước. Tim có 3 mặt:
-   Mặt trước (mặt ức sườn) nằm ngay sau xương ức và xương sườn. Mặt trước có rãnh ngang, trong đó có động mạch vành phải và rãnh dọc trong đó có động mạch vành trái. Trên rãnh ngang có tiểu nhĩ phải, tiểu nhĩ trái, động mạch chủ và động mạch phổi, dưới rãnh ngang là 2 tâm thất.

-   Mặt dưới nằm đè lên cơ hoành. Mặt dưới có rãnh vành (rãnh liên nhĩ thất sau), trong rãnh có tĩnh mạch vành lớn, một phần động mạch liên nhĩ trái.
-   Mặt trái lấn vào phổi trái tạo thành khuyết tim ở phổi.
-   Đỉnh tim hướng xuống dưới, ra trước, tương ứng khoang liên sườn V trên đường giữa đòn trái.
-   Đáy tim là mặt sau của 2 tâm nhĩ.
2.     Cấu tạo:
2.1.   Màng ngoài tim: gồm lá thành ở ngoài và lá tạng ở trong, giữa 2 lá là khoang màng ngoài tim.
2.2.   tim: Là loại cơ đặc biệt có các sợi co bóp có tính chất thần kinh, tạo nên hệ thống thần kinh tự động của tim.
2.3.   Màng trong tim: lót mặt trong các buồng tim, phủ lên các van tim, dây chằng.
2.4.   các buồng tim: có 4 buồng:
-   2 buồng tâm nhĩ ở trên, tâm nhĩ phải có lỗ của caccs tĩnh mạch chủ trên , dưới và tĩnh mạch vành đổ vào. Tâm nhĩ trái có 4 lô của tĩnh mạch phổi đổ vào.
-   2 buồng tâm thất ở dưới: tâm thất phải thông với động mạch phổi qua van động mạch phổi, tâm thất trái thông với động mạch chủ qua van động mạch chủ. Các van động mạch hình bán nguyệt, chỉ cho máu đi 1 chiều từ tâm thất vào động mạch.
-   2 buồng nhĩ và thất cùng bên thông với nhau qua lỗ nhĩ thất, lỗ nhĩ thất phải có van 3 lá, lỗ nhĩ thất trái có van 2 lá, các van này hình peux, chỉ cho máu đi một chiều từ nhĩ xuống thất.
3.     Đối chiếu của tim trên lồng ngực:
4.     Mạch máu và thần kinh:
-   Cấp máu cho tim là 2 động mạch vành phải và trái đều tách ra từ sát gốc động mạch chủ.
-   Đi cùng động mạch là các tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch vành rồi đổ vè tâm nhĩ phải.
-   Chi phối hoạt động của tim là hệ thống thần kinh tự động tại tim và các nhánh thần kinh tách từ đám rối thần kinh tim phổi.
II. HỆ THỐNG MÁU
1. Các loại mạch máu:
1.1. Động mạch: Là các mạch máu dẫn máu từ tim tới các bộ phận trong cơ thể, càng xa tim càng nhỏ, cuối cùng là các tiểu động mạch. Thành động mạch dày và đàn hồi tốt.
1.2. Tĩnh mạch: Là các mạch máu dẫn máu từ các bộ phận về tim, càng gần tim càng lớn. thành tĩnh mạch mỏng hơn và đàn hồi kém thành động mạch.
1.3. Mao mạch: Là hệ thống mạch máu rát nhỏ tách ra từ các tiểu động mạch rồi lại kêt hợp lại thành các tiểu tĩnh mạch. Thành mao mạch rất mỏng, chỉ gồm 1 lớp tế bào. Quá trình trao đổi chất giwuax máu và tế bào xảy ra ở đây.
2. Sơ đồ các vòng tuần hoàn:
2.1. Vòng đại tuần hoàn: (Vòng tuần hoàn dinh dưỡng):
Bắt đầu từ tâm thất trái, máu theo động mạch chủ đi đến khắp cơ thể. Sau khi thực hiện sự trao đổi chất ở hệ thống mao mạch, máu động mạch từ chỗ đỏ tươi trở thành sẫm hợp thành các tĩnh mạch rồi đổ về tâm nhĩ phải bàng các tĩnh mạch chủ.
2.2. Vòng tiểu tuần hoàn: (Vòng tuần hoàn chức phận):
Bắt đầu từ tâm thất phải, máu theo động mạch phổi tới 2 phổi. sau khi thực hiện sự trao đổi khí với phế nang ở hệ thống mao mạch, máu động mạch từ chỗ sẫm màu trở thành đổ tươi, hợp thành 4 tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái.
3. Các mạch máu chính:
3.1. Động mạch chủ:
Là mạch máu lớn nhất cơ thể, bắt đầu từ tâm thất trái, lên trên, sang phải, uốn thanh vòng cong lõm xuống dưới, chạy trong lồng ngực, chui qua cơ hoành vào ổ bụng, chạy sát bờ trái cột sống và tận hết ở ngay mức L4. động mạch chủ có 3 đoạn và cho ra các nhánh sau:
a\ Quai động mạch chủ: cho ra 5 nhánh bên:
-   Hai động mạch vành phải và trái.
-   Thân động mạch cánh tay đầu cấp máu cho tay phải, nửa phải đầu, mặt,cổ, nửa não phải và mắt phải.
-   Động mạch cảnh gốc trái cấp máu cho nửa trái đầu, mặt, cổ, nửa trái não và mắt trai.
-   Động mạch dưới đòn cấp máu cho tay trái.
b\ Động mạch chủ ngực:
- Các động mạch phế quản và thực quản.
- Các động mạch liên sườn.
c\Động mạch chủ bụng:
-   Động mạch thân tạng cấp máu cho dạ dày, gan, túi mật, lách.
-   Động mạch mạc treo tràng trên cấp máu cho toàn bộ ruột non và nửa phải đại tràng.
-   Hai động mạch sinh dục.
-   Hai động mạch thận cấp máu cho thận.
-   Động mạch mạc treo tràng dưới cấp máu cho nửa trái đại tràng và phần trên trực tràng.
-   Hai động mạch chậu gốc phải và trái. Mỗi động mạch chậu gốc chia ra động mạch chậu trong cấp máu cho các cơ quan trong khung chậu và động mạch chậu ngoài cấp máu cho chi dưới.
3.2. Tĩnh mạch chủ trên: Hợp bởi 2 thân tĩnh mạch cánh tay đầu, nhận máu của toàn bộ đầu mặt cổ, 2 chi trên và các tĩnh mạch đơn đổ vào tâm nhĩ phải.
3.3. Tĩnh mạch chủ dưới: Nhận máu của phần cơ thể còn lại. tĩnh mạch chủ dưới hợp bởi 2 tĩnh mạch chậu gốc, đi lên trên, dọc theo bên phải cột sống. trên đường đi, tĩnh mạch chủ dưới nhận thêm máu của các tĩnh mạch sinh dục, 2 tĩnh mạch thận và 3 tĩnh mạch trên gan, chui qua cơ hoành đổ vào tâm nhĩ phải.
Tĩnh mạch cửa là một phần quan trọng của tĩnh mạch chủ dưới. Tĩnh mạch cửa hợp bởi tĩnh mạch tỳ, tĩnh mạch mạc treo tràng dưới và tĩnh mạch mạc treo tràng trên rồi đổ vào gan trước khi đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. tĩnh mạch cửa thu nhận máu từ hầu hết bộ máy tiêu hóa.
3.4. Động mạch phổi: Bắt đầu từ tâm thát phải, chia 2 nhánh phải và trái vào 2 lá phổi, mỗi nhánh chia nhỏ dần tạo thành hệ thống mao mạch quanh phế nang.
3.5. Tĩnh mạch phổi: Hợp thành từ hệ thống mao mạch phổi thành 4 tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái.
III. CHU KÌ HOẠT ĐỘNG CỦ TIM
1.     Chu chuyển tim:
Tim hoạt động như 1 cái bơm, vừa đẩy máu vào động mạch đi khắp cơ thể vừa hút máu từ các tĩnh mạch về tim. Chu chuyển tim có 3 giai đoạn (3 thì):
1.1.   Thì nhĩ thu: Là thời gian 2 nhĩ bóp, khoảng 1/10s làm cho áp lực buồng nhĩ tăng tống nốt số máu xuống tâm thất qua lỗ nhĩ thất đã mở sẵn. sau thời gian nhĩ bóp là nhĩ giãn khoảng 7/10s.
1.2.   Thì tâm thu: Là thời gian 2 thất bóp, khoảng 3/10s, chia 2 giai đoạn:
-   Tăng áp: Khi thất bóp, áp lực buồng thất tăng lam đóng van nhĩ thất, khi áp lực buồng thất đạt mức tối đa làm mở van động mạch.
-   Tống máu: khi van động mạch mở, máu được tống từ tâm thất vào động mạch. Sau thời gian thất bóp là thời gian thất giãn, khoảng 5/10s.
1.3.   Thì tâm trương: Là thời gian toaanf bộ tim giãn khoảng 4/10s, làm cho áp lực trong các buồng tim giãn nên:
-   Mở van nhĩ thất, máu từ tâm nhĩ chảy xuống tâm thất.
-   Máu vừa được tống vào động mạch ở thì tâm thu dồn ngược lại làm đóng van động mạch.
-   Máu được hút từ các tĩnh mạch về tâm nhĩ.
-   Sau thì tâm trương là thì nhĩ thu của chu chuyển sau.
2.     Tần số tim:
-   Mỗi xhu chuyển kéo dài 8/10s, gọi là một nhịp, vì vậy có 70 – 80 nhịp/phút, trẻ sinh 140 – 150 nhịp/phút, trẻ 3- 4 tuổi: 100 nhịp/phút.
-   Tần số tim tăng khi vận động, sau khi ăn, co thai, sốt…; giảm khi nghỉ ngơi. Một số bệnh có thể làm tăng, giảm hoặc rối loạn nhịp tim. Trạng thái tâm lý cũng làm thay đổi nhịp tim.
IV. CÁC HIỆN TƯỢNG TUẦN HOÀN NGOẠI BIÊN
1.     Tiếng tim:
1.1.   Mỗi chu chuyển có 2 tiếng tim:
-   Tiếng thứ nhất (T1) sinh ra ở đầu thì tâm thu do van nhĩ thất đóng. T1 trầm và dài, nghe rõ nhất ở vị trí tướng ứng với đỉnh tim (khoang LS V trên đường giữa đòn trái). Sau T1 là khoảng im lặng ngắn, sau khi khoảng im lặng ngắn là T2.
-   Tiếng thứ 2 (T2): sinh ra ở đầu thì tâm trương do van động mạch đóng. T2 cao và ngắn, nghe rõ nhất ở khoang liên sườn II, cách bờ ức phải 1 cm. sau tiếng T2 là khoảng im lựng dài, sau khoảng im lặng dài là tiếng T1 của chu chuyển sau.
1.2.   Vị trí nghe các ổ van tim:
-   Ổ van 2 lá: Nghe rõ nhất ở vị trí tương ứng với đỉnh tim, ở giao điểm của khoang liên sườn V và đường giữa đòn trái.
-   Ổ van 3 lá: Nghe rõ nhất ở KLS V sát bờ ức phải.
-   Ổ van động mạch chủ: Nghe rõ nhất ở KLS II, cách bờ ức phải 1 cm.
-   Ổ van động mạch phổi: Nghe rõ nhất ở KLS II, cách bờ ức trái 1 cm.
3.     Huyết áp:
Là áp lực dòng máu tác động lên thành mạch. Có 2 loại huyết áp là huyết áp động mạch và huyết áp tĩnh mạch.
1.1.   Huyết áp động mạch: có 2 chỉ số:
-   Huyết áp tối đa: sinh ra ở thì tâm thu, do tim bóp tạo nên một lực tống máu vào động mạch, lực này đo được gọi là huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu). Bình thường ở người trưởng thành tư 90 – 140 mmHg.
-   Huyết áp tối thiểu: Sinh ra ở thời kì tâm trương, khi không còn sức bóp của tim, thành động mạch co lại tạo nên lực tác động vào dòng maud, lực này đo được gọi là huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương). Bình thường ở người trưởng thành từ 60 – 90 mmHg.
-   Huyết áp động mạch phụ thuộc vào sức bóp của tim. Số lượng máu, độ quánh của máu và sức cản của thành mạch. Ngoài ra huyết áp của động mạch còn thay đổi tùy theo tuổi giới, trạng thái nghỉ ngơi, tình trạng bệnh lý…
2.2.   Huyết áp tĩnh mạch: Là áp lực thủy tĩnh của máu tĩnh mạch, chỉ đo được khi đặt catherter tĩnh mạch trung tâm. Bình thường từ 4 – 12 cmH2O.
3.     Mạch đập: Là biểu hiện ngoại biên của tuần hoàn động mạch, là cảm giác nhân biết được khi dùng các ngón tay ấn nhẹ lên đường đi của động mạch, thường là các động mạch nằm trên một nền cứng. có 2 hiên tượng:
3.1.   Mạch nẩy: Do thời kỳ tâm thu, một lượng máu được tống vào làm giãn thành động mạch. Xung động này lan truyền đến cuối hệ thống động mạch.
3.2.   Mạch chìm: Trùng với thì tâm trương do không còn sức bóp của tim, thành động mạch co lại. tần số mạch tương ứng với tần số tim.
4.     Nguyên nhân tuần hoàn mạch máu:
4.1.   Động mạch:
-   Sức bóp của tim.
-   Sự đàn hồi của thành mạch.
4.2.   Tĩnh mạch:
-   Sức bóp của tim.
-   Sức hút của lồng ngực khi hít vào.
-   Sức ép của cơ hoành khi hít vào.
-   Động mạch đập.
-   Sự co cơ.
-   Trọng lực chỉ thuận lợi với các tĩnh mạch ở trê tim.
5.     Điều các hiện tượng tuần hoàn:
Ở trangj thái bình thường, tim đập 70 – 80 lần/phút, huyết áp trung bình thường. khi có các yếu tố làm thay đổi, trong phạm vi nhất định sẽ được cơ thể tự điều hòa bằng hệ thần kinh thực vật, các thành phần hóa học của máu và vỏ não.

Chào mừng đến với : Dương Văn Nam - cảm ơn các bạn đã đọc bài viết

» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy liên hệ với tôi qua email: emailphuongnam@gmail.com.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu nếu có thể.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý.

Tham gia thêm: Facebook | Twitter :: Thank you for visiting ! ::

0 nhận xét:

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã để lại những ý kiến quý báu. Nam rất mong bạn ủng hộ nhiều hơn nữa cho http://www.duongvannam.name.vn/

Liên hệ : Dương Văn Nam | PhuongNamBlog
Copyright © 2020. Phương Nam Blog
Xem tôt nhất bằng trình duyệt: Chrome hoặc firefox
Được thiết kế trên Blogger