I. CẤU TẠO GIẢI PHẪU HỆ TIẾT
NIỆU
1. Thận:
1.1. Vị trí:
- Thận có 2 quả, nằm ngoài phúc mạc, dọc 2 bên cột sống thắt lưng,
trong góc tạo bởi xương sườn 11 và cột sống.
- Thận trái có cực trên tương ứng với bờ trên xương sườn 11, cực
dưới tương ứng với mỏm ngang đốt sống thắt lưng 3. Thận phải thấp hơn thận trái
1 xương sườn.
1.2. Hình thể ngoài:
- Thận có hình hạt đậu, mầu đỏ tím, nặng 135 – 140g, dài 12cm, rộng
6cm, dầy 3cm.
- Có 2 cực: Trên, dưới;
- 2 bờ: Bờ ngoài lồi, bờ trong lõm, có rốn thận chứa thành phần của
cuống thận gồm: Động mạch thận, tĩnh mạch thận, niệu quản, thần kinh.
- 2 mặt: Mặt trước lồi, mặt sau phẳng.
1.3. Hình thể trong và cấu
tạo:
Bổ dọc thận từ ngoài vào
trong có:
1.3.1. Bao xơ: Bao bọc thận, nằm trong 1 ổ chứa đầy mỡ gọi là ổ thận.
1.3.2. Nhu mô thận: Có 2 vùng vỏ và tủy, được cấu tạo bởi các đơn vị thận
(nephron). Mỗi thận được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu đơn vị thận. mỗi đơn vị thận
gồm có:
- Cầu thạn: Là 1 bóng tròn lõm ở giữa, được cấu tạo bởi 2 lớp biểu
mô mỏng gọi là bọc Bowman. Bọc Bowman chứa 1 cuộn mao động mạch bên trong gọi là
tiểu cầu thận.
- ống thận: Từ cầu thận đi ra gồm có ống lượn gần, quai Henlé, ống
lượn xa đổ vào ống thẳng.
1.3.3. Xoang thận: Là phần rỗng, nằm ở 1/3 giữa quẩ thận, thành xoang có
những chỗ lồ vào gai thận. Xoang thận gồm các đài thận nhỏ, đài thận lớn và bể
thận.
1.4. Mạch máu, thần kinh:
- Thận được cấp máu bởi động mạch thận phải và trái tách từ động
mạch chủ bụng.
- Thần kinh chi phối là các nhánh của đám rối dương.
2. Niệu quản:
2.1. Hình thể ngoài: Niệu
quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, dài 25cm, rộng 3 – 5mm,
có 3 chỗ hẹp, chia 4 đoạn.
2.1.1. Ba chỗ hẹp: Ở 3 vị trí:
- Niệu quản nối với bể thận, đối chiếu ra thành bụng là điểm niệu
quản trên.
- Niệu quản bắt chéo trước động mạch chậu gốc, đối chiếu ra thành
bụng là điểm niệu quản giữa.
- Niệu quản chui vào bàng quang.
2.1.2. Phân đoạn:
- Đoạn bụng: Đi từ bể thận tới mào chậu, nằm sát vào thành bụng
sau.
- Đoạn chậu: Đi từ mào chậu tới eo trên.
- Đoạn chậu hông: Từ eo trên đến bàng quang nằm trong chậu hông
bé.
+ Ở nam giới: Đoạn chậu
hông nằm sát thành bên chậu hông, chạy dọc theo động mạch chậu trong rồi ra
trước trực tràng, lách giữa túi tinh và bàng quang.
+ Ở nữ giới: Đoạn chậu
hông nằm sát thành bên chậu hông cùng với động mạch chậu trong tạo nên hố buồng
trứng, sau đó chui vào đáy dây chằng rộng tới mặt bên âm đạo lách giữa âm đạo và
bàng quang, khi tới ngang eo tử cung và cách cổ tử cung 15mm, niệu quản bắt cheo
phía sau động mạch tử cung.
Đoạn bàng quang: Chạy
chếch xuống dưới, vào trong nằm trong thành bàng quang.
2.2. Hình thể trong và cấu
tạo: Gồm 3 lớp: Lớp vỏ, lớp cơ trơn có thớ vòng ở giữa 2 thớ dọc và lớp niêm
mạc.
2.3. Mạch máu, thần kinh:
Niệu quản được nuôi dưỡng bằng động mạch niệu quản và chi phối bởi hệ thần kinh
thực vật.
3. Bàng quang:
3.1. Vị trí, hình thể
ngoài: Bàng quang là túi chứa nước tiểu, nằm trong chậu hông bé, sau xương
mu, dưới các quai ruột, trước các tạng sinh dục và trực tràng, dung tích 250 –
300ml, có 3 mặt.
3.1.1.
Mặt sau trên: Có phúc mạc phủ, tạo thành các túi cùng.
- Túi cùng trước bàng quang.
- Túi cùng sau bàng quang: Ở nữ là túi cùng bàng quang – tử cung, ở
na là túi cùng bàng quang – túi tinh.
3.1.2. Mặt sau dưới (đáy bàng quang): Hình tam giác, đỉnh là lỗ niệu
đạo.
- Ở nữ: phía trên liên quan với tử cung, phía dưới liên quan với âm
đạo. vì vậy cần thạn trọng khi làm các thủ thuật sàn khoa để tránh rà bàng quang
âm đạo.
- Ở nam; Liên quan với túi tinh, tuyến tiền liệt, trực tràng.
3.1.3.
Mặt trước dưới:
- Dây chằng mu bàng quang.
- Cân rốn trước bàng quang.
- Khoang mỡ trước bàng quang.
3.2. Hình thể trong, cấu tạo:
3.2.1. Vòm bàng quang: Là phần dii động, trun giãn, khi đầy nước tiểu lồi
lên ổ bụng gọi là cầu bàng quang.
3.2.2.
Đáy bàng quang (mặt sau dưới): Là phần cố định, 2 lỗ niệu quản, 1
lỗ niệu đạo tạo thành tam giác bàng quang.
3.2.3.
cấu tạo: Gồm 3 lớp:
- Lớp ngoài là mô liên kết.
-
Lớp giữa là cơ, có 3 thớ cơ dọc, vòng, chéo.
-
Lớp trong là niêm mạc.
4. Niệu đạo:
4.1. Hình thể ngoài:
4.1.1.
Niệu đạo nam: Là đường dẫn nước tiểu và là đường dẫn tinh, dài
16cm, đi từ cổ bàng quang xuyên quan tuyến tiền liệt, cong ra trước, lên trên ôm
lấy bờ dưới khớp mu sau đó quặt xuống dưới vào dương vật, ra ngoài lỗ sáo.
4.1.2.
Niệu đạo nữ: Là đường dẫn nước tiểu, dài 3 – 4cm, đi từ cổ bàng
quang xuống dưới ra trước tới âm hộ, ra ngoài qua lỗ niệu đạo. Lỗ niệu đạo ở
tiền đình, trước lỗ âm đạo.
4.2. Phân đoạn:
4.2.1.
Niệu đạo nam: Chia 2 đoạn:
-
Đoạn cố định gồm:
+ Đoạn tuyến tiền liệt:
Dài 2,5 – 3cm, xuyên qua tuyến tiền liệt. Có ụ núi ở giữa mặt sau niệu đạo, 2
bên ụ núi có lỗ phóng tinh. Có cơ thắt trơn niệu đạo ở gần cổ bàng quang.
+ Đoạn màng: Dài 1,2cm,
xuyên qua cân đáy chậu giữa, có cơ thắt vân niệu đạo, đoạn này dễ tổn thương khi
vỡ xương chậu.
-
Đoạn di động (niệu đạo xốp): Dài 12cm, nằm trong vật xốp của dương
vật, thông ra ngoài qua lỗ sáo.
4.2.2.
Niệu đạo nữ: Chia 2 đoạn:
-
Niệu đạo chậu hông: Có cơ thắt trơn niệu đạo.
-
Niệu đạo đáy chậu: xuyên qua cân đáy chậu giữa, có cơ thắt vân
niệu đạo.
II. SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU
1. Cơ chế bài tiết của
thận:
1.1. Cơ chế lọc ở cầu thận:
-
Máu vào tiểu cầu thận được lọc sang bọc Bowman thành nước tiểu
đầu, nhờ áp lực lọc: PL=P-(Pk+PTT).
+ P: Là huyết áp trong
mao mạch cầu thận, có tác dụng đẩy nước và các chất hòa tan từ lòng mạch sang
bọc Bowman. Bình thường khoảng 75 mmHg.
+ PK: Là áp
lực keo trong huyết tương, do nồng độ Protein hòa tan trong huyết tương tạo nên.
Có tác dụng giữ nước và các chất hòa tan trong lòng mạch, khoảng 30 mmHg.
+ PTT: Là áp
lực thủy tĩnh trong bọc Bowman, khoảng 6 mmHg có tác dụng đẩy nước tiểu vào mao
mạch.
-
Muốn lọc được thì PL> 0à
P > PK + PTT
-
Thành phần nước tiểu đầu gần giống huyết tương, trừ Protit và
Lipit không có trong nước tiểu đầu vì phân tử lượng lớn không qua được màng
lọc.
-
Khi tổn thương tiểu cầu thận các chất có phân tử lượng lớn có thể
qua được.
-
Mỗi ngày có khoảng 180 lít máu qua thận và thận lọc được 170 lít
nước tiểu đầu.
1.2. Cơ chế tái hấp thu và bài tiết tích cực ở
ống thận:
1.2.1.
tái hấp thu:
-
Ở ống lượn gần: Tái hấp thu 8/5% nước, toàn bộ Glucose.
-
Quai Henlé: Tái hấp thu nước.
-
ống lượn xa: Tái hấp thu nước và muối.
-
Sau giai đoạn này 99% lượng nước được tái hấp thu, còn khoảng 1,2
– 1,7 lít nước tiểu thải ra ngoài.
-
Thận đào thải toàn bộ chất độc, chất cặn bã: Ure, Creatinin,
amoniac.
1.2.2.
Bài tiết tích cực: Ống thận bài tiết tích cực chất độc, chất cặn
bã để đào thải ra ngoài.
2. Chức năng sinh lý của
thận:
-
Đào thải chất độc, chất cặn bã, thông qua quá trình tạo nước tiểu
ở đơn vị thận.
-
Điều hòa các thành phần máu:
+ Điều hòa nước: Khi uống
nước, lượng nước trong máu tăng, thận tăng đào thải nước (đái nhiều lên) để duy
trì lượng nước trong máu là 90%.
+ Điều hoa nồng độ
Natriclorua: Khi NaCl trong máu tăng, thận tăng đào thải để duy trì nồng độ NaCl
trong máu 0,6%.
+ Điều hòa sản sinh hồng
cầu: Khi số lượng hồng cầu giảm, thận tiết ra Erythropoietin kích thích tủy
xương tăng sinh hồng cầu.
-
Điều hòa pH máu: Bình thường 7,36 đến 7,38. Khi pH máu giảm (toan
hóa), thận tăng cường bài tiết NaH2PO4 và ngược lại, khi
pH máu tăng (kiềm hóa), thận sẽ tăng cường đào thải
Na2HPO4.
-
Điều hòa huyết áp: Thận tiết rRenin khích thích hệ thống
Angiotensinogen.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành nước
tiểu:
3.1. Lưu lượng máu và huyết
áp:
-
Khi lưu lượng máu đến thận tăng, sẽ tăng bài tiết nước tiểu.
-
Khi huyết áp giảm, lượng máu đến thận giảm, giảm bài tiết nước
tiểu.
3.2. Thành phần hóa học của
máu:
- Khi uống ít nước, lượng
nước tiểu ít nhưng đặc do các chất cị cô đặc.
- Ăn nhiều muối, nồng độ
muối trong nước tiểu tăng.
3.3. Các tuyến nội tiết:
-
Thùy sau tuyến yên tiết ra ADH làm tăng tái hấp thụ nước ở ống
thận, ví vậy số lượng nước tiểu ít. Nếu giảm chức năng thùy sau tuyến yên, lượng
ADH giảm gây ra bệnh đái tháo nhạt.
-
Tuyến thượng thận:
+ Vỏ thượng thận tiết ra
Corticoides (cortison, Aldosteron) làm tăng tái hấp thu muối ở ống thận nên làm
giảm số lượng nước tiểu.
+ Tủy thượng thận tiết ra
Adrenalin làm tăng huyết áp, tăng lượng nước tiểu.
3.3. Thần kinh:
-
Kích thích thần kinh giao cảm làm ngừng hoặc giảm bài tiết nước
tiểu.
-
Vỏ não: Lo lắng, hồi hộp làm lượng nước tiểu tăng.
3.4. Các thuốc:
-
Trợ tim: Tăng sức co bóp cơ
tim do đó làm tăng lưu lượng máu và huyết áp làm lượng nước tiểu tăng.
-
Lợi tiểu (tây y): Có tác dụng làm giãn mao mạch thận, giảm tái hấp
thu nước ở ống thận, nước tiểu tăng. Các thuốc lợi tiểu đông y cũng làm tăng số
lượng nước tiểu.
-
Dung dịch ưu trương (Glucose 205, 30%) có tác dụng lợi tiểu thẩm
thấu nên làm tăng lượng nước tiểu.
4. Động tác tiểu tiện:
-
Khi nước tiểu trong bàng quang khoảng 200 – 300ml kích thích cơ
bàng quang co bóp gây phản xạ mót tiểu.
-
Đi tiểu lá động tác chủ động. khi đi tiểu, cơ bàng quang co bop
mạnh hơn, mở cơ thắt niệu đạo, đẩy nước vào niệu đạo ra ngoài.
-
Mỗi ngày đi tiểu 4 – 5 lần, số lượng 1,2 – 1,7l.
-
Nhiều khi tiểu tiện là phản xạ có điều kiện như ngủ dậy, trước khi
ngủ…
0 nhận xét:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã để lại những ý kiến quý báu. Nam rất mong bạn ủng hộ nhiều hơn nữa cho http://www.duongvannam.name.vn/