1. Nói ngược – làm ngược:
-
NĐK chỉ bộ phận trên cơ thể và nói bộ phận khác
- NC
phải chỉ bộ phận khác và nói bộ phận NĐK đã chỉ
2. Có – không:
-
NĐK hỏi NC một cái gì đó của anh ta
NC
nếu có vật đó thì nói không nhưng phải gật đầu và ngược lại
3. Thợ săn – Hổ - Tiều phu:
-
Nguyên tắc : Thợ săn bắn hổ - Hổ vồ tiều phu – Tiều phu búa thợ săn
-
Thợ săn: 2 tay làm súng chĩa
-
Hổ: 2 tay vồ người
-
Tiều phu: 2 tay nắm lại thành búa
4. Đùng – Chéo – Ah:
-
Nguyên tắc: Đùng thắng chéo – Chéo thắng ah – Ah thắng đùng
-
Đùng: 2 tay bắn lên cao
-
Chéo: Vòng tay từ phải qua trái tròn
-
Ah: giựt mình ra sau
5. Thuyền chở gì?:
- Ngồi
hay đứng thành vòng tròn, NĐK chỉ 1 người và hỏi người đó:
- NĐK
hỏi NC: Thuyền Hằng chở gì? Khi đó người được hỏi có tên HẰng trả lời: ví dụ:
Thuyền Hằng chở hẹ, rồi tiếp theo người đó sẽ hỏi 1 người khác . ví dụ: Thuyền
Huy chở gì? Cứ như thế, người được hỏi phải trả lời chở 1 vật hay loài vật có
tên mà chữ cái đầu giống với chữ cái đầu của tên mình
6. Đi du lịch bằng taxi
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, sự nhanh nhạy
* Số lượng: chia từng nhóm, mỗi nhóm 5 người (có thể nhiều hơn)
* Vật dụng: mỗi nhóm trang bị viết + giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 trọng tài
* Địa điểm: trong phòng, hội trường
Cách chơi: các nhóm tụ tập thành 1 vòng tròn, cử ra 1 thư ký ghi chép, khi có hiệu lệnh tất cả cùng ghi tên hiệu Taxi có trong thành phố cùng số điện thoại. Sau 5 -> 10 phút đội nào ghi được nhiều, đội đó thắng
** Chú ý: người trọng tài phải có 1 bản danh sách các hãng Taxi và số điện thoại để đối chiếu và xác định
7. Con thỏ ăn cỏ
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
- Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ”
- Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”
- Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
- Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
- Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”
Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau)
8. Hát đếm số
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt
9. Đố nghề
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.
10. Thi tìm những con vật có từ láy
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …
4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp … Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.
11. Địa danh Việt Nam
* Mục đích: sự hiểu biết về địa danh đất nước
* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người (có từ 2 nhóm trở lên)
* Vật dụng: trang bị giấy viết cho mỗi nhóm, hoặc trang bị bảng + phấn chia ô cho mỗi nhóm
* Thời gian: 5 -> 10 phút
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
Cách chơi: các đội sẽ ghi lên bảng tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã (thuộc Tỉnh) trong toàn cả nước. Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau
Thí dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phòng), Long Thành (Đồng Nai), …
Không được lập lại – nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn được tính, sau khoảng thời gian đội nào có nhiều địa danh đội đó thắng.
12. TRÒ CHƠI " ĐÁNH TRỐNG LẢNG "
Thể loại: Phản xạ.
Người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ đứng trước một bạn rồi hỏi một câu bất kì.
Nhiệm vụ của người chơi là phải trả lời một câu không ăn nhập gì tới câu hỏi hết.
( Bí quyết cho quản trò là nên hỏi câu "yes-no", dễ "dính" lắm. )
Ví dụ:
QT: "Bạn ăn cơm chưa?"
DV: "Chưa" hoặc "rồi" là tiêu, chậm cũng tiêu luôn.
------> Có thể trả lời mấy câu đại loại như: "Bồ tui có ở nhà.", "Hôm nay trời đẹp."....
12. Trò chơi xếp thư:
Chơi theo cặp 1 nam & 1 nữ, các cặp thi đấu với nhau.
Dụng cụ:các tờ báo khổ lớn.
Cách chơi:
1.Nam & nữ cùng đứng trên 1 tờ báo.
2.Quản trò gấp tờ báo làm đôi.
3.Nam & nữ tiếp tục đứng lên tờ báo sao cho chân 2 người không lọt khỏi phạm vi tờ báo.
4.Quản trò tiếp tục gấp tờ báo lại.
Trò chơi cứ thế tiếp tục...Đôi nào còn có thể đứng gọn theo yêu cầu cuối cùng là người thắng cuộc.
Kỷ lục đã lập là đôi nam nữ đứng trên tờ báo còn khoảng...1 nắm tay (nam cõng nữ & ... nhón 1 chân).
13. Trò chơi: Đứng, ngồi, nằm, ngủ
Tạo không khí vui vẻ trong sinh hoạt, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.
* Nội dung:
Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
-Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
-Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
-Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
-Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.
*&* Cách chơi:
+ Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
+ Quản trò có thể hô đúng làm đúng hoặc hô đúng làm sai.
+ Người chơi phải làm đúng theo lời hô của người quản trò và các động tác quy định của người quản trò.
*&* Phạm luật:Những trường hợp sau phải chịu phạt:
+Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
+Không nhìn vào quản trò.
+ Làm chậm, làm không rõ động tác.
(--): Chú ý:
+ Tốc độ nhanh chậm tuỳ thuộc vào đối tượng chơi.
+ Quản trò dùng những từ khác để đánh lừa người chơi như tiến, lùi, khò... tạo không khí
14. ĐỒNG LÒNG NHẤT TRÍ, MƯỜI NGƯỜI NHƯ MỘT
Mỗi Đội có số người bằng nhau ( khoảng 10 người là tốt nhất ). Tất cả đều
dùng khăn quàng bịt mắt, trừ người đứng cuối Đội. Mục tiêu hướng tới là một cây cờ, cách xa
vạch xuất phát 20m, ở khoảng giữa có nhiều chướng ngại vật nhân tạo ( như ghế,
bàn, lều trại... ) hoặc tự nhiên ( như lạch nước, hàng rào, mô đất... ). Nghe
hiệu lệnh còi, đoàn tàu hỏa gồm “người mù mắt” hai tay đặt lên vai nhau đi tới
theo sự hướng dẫn của “người sáng mắt” đứng cuối hàng làm tài xế. Tài xế muốn
rẽ phải thì đập tay phải lên vai phải, rẽ trái thì đập tay trái lên vai trái,
đi thẳng thì đập cả 2 tay lên 2 vai của người đứng áp chót, cứ thế người sau
đập truyền lên người trước, cho tới người đầu tiên để biết định hướng mà đi,
vượt qua các chướng ngại vật, đạt tới mục tiêu nhanh nhất thì thắng cuộc.
Vật dụng: 1 cây gậy
1m60 có treo cờ, mỗi người 1 khăn quàng và một số bàn ghế...
15. LONG XÀ QUYẾT ĐẤU
Một Đội làm Rồng,
một Đội làm Rắn. Người trong mỗi Đội vòng tay ôm chắc bụng nhau để di chuyển mà không để bị đứt khúc. Đầu Đội này sẽ vừa
che chắn bảo vệ đuôi của mình, lại vừa quơ tay tìm bắt cái đuôi của Đội kia.
Bất ngờ, quản trò thổi còi, cả Đội đảo ngược, đổi đầu làm đuôi, lấy đuôi
làm đầu. Đội nào bị đứt nửa chừng, hoặc bị Đội kia bắt được, đập 3 cái lên
người làm đầu hoặc làm đuôi thì bị thua, nhận hình phạt cõng Đội kia đi một
vòng.
16. HAI NGƯỜI BA CHÂN
Hai Đội đứng ở vạch
xuất phát, hướng về mục tiêu có cắm 2 lá cờ. Hai cặp đầu tiên của mỗi Đội sẽ dùng khăn quàng buộc chân bên trái người này
với chân bên phải của người kia bằng một nút dẹt. Nghe hiệu lệnh còi, 2 cặp
người 3 chân sẽ đi thật nhanh lên nhổ lấy cây cờ rồi vòng về, tới ranh giới
Đội, một người trao cờ, một người mở khăn trao cho cặp kế tiếp, đi lên cắm lại
lá cờ. Cứ thế, Đội nào hết người trước sẽ thắng.
Vật dụng: 2 khăn
quàng và 2 gậy 1m60 có treo một lá cờ nhỏ.
17. MÒ KIM ĐÁY BIỂN
Luậtchơi:Quản trò
tổ chức thành 2 lượt đấu:
Lượt đầu: 2
người đầu tiên của 2 Đội đứng ở vạch xuất phát, chân đi dép hoặc giầy, chạy
nhanh lên vị trí để bao
tải cách xa 8m, cởi ra và bỏ vào một chiếc, rồi chạy về đập vào tay người kế
tiếp, cứ thế chạy lên cho đến hết Đội.
Lượt hai:
Mỗi người lại lần lượt chạy lên lục trong bao tìm đúng chiếc dép hoặc giầy của
mình, rồi chạy về, cứ
thế cho đến khi ai nấy đã có đủ dép hoặc giầy như cũ. Đội nào xong trước sẽ
thắng.
Vật dụng: 1 cái bao
tải lớn cho cả 2 Đội bỏ dép hoặc giầy chung.
18. KỴ MÃ ĐẤU THƯƠNG
2 Đội đi từ vạch xuất phát, từng cặp một cõng nhau cầm cây “thương” bằng
tre lên thi đấu, người được cõng cố gắng chọc hoặc khều cho nổ chiếc bong bóng đeo ở đầu cây tre
của đối phương. Một hiệp đấu là 3 phút. Hết thời gian thi đấu, Đội nào còn
nhiều bong bóng chưa nổ trên đầu gậy thì thắng. Thay vì cột bong bóng, có thể
dùng chiếc mũ lưỡi trai xỏ trên đầu cây tre.
Vật dụng:Một số gậy
tre 1m60 tương ứng với số cặp đấu, mũ lưỡi trai, hoặc bong bóng và dây cao su
buộc bong bóng.
19. MỘT BƯỚC LÀ THÀNH CÔNG
Vẽ 3 vòng tròn đường kính 0m50 ở 3 đỉnh một hình tam giác đều
có cạnh dài 3m, bên trong để 3chiếc khăn quàng. 3 người của 3 Đội bị ràng buộc với nhau ở ngang vòng bụng
bởi một sợi dây thừng lập thành một hình tam giác đều có cạnh dài 2m. Nghe hiệu
lệnh còi của quản trò, cả 3 người đứng ở giữa hình tam giác lớn, đều cố gắng
lựa thế vươn tới lấy cho được chiếc khăn quàng ở vòng tròn phía góc của mình.
Bên ngoài 3 Đội hò reo động viên người của Đội mình. Thời gian một hiệp đấu là
3 phút, ai lấy được khăn quàng trước sẽ thắng. Trò chơi tiếp tục với 3 người
khác. Chú ý: không được dùng chân để khều.
Vật dụng:3 chiếc
khăn quàng, 1 sợi dây thừng dài hơn 6m.
20. THẰN LẰN CỤT ĐUÔI
2 Đội đều là những
con “thằn lằn” có “đuôi” bằng một cành lá ( hoặc 1 mẩu dây dù, 1 giải giấy màu
) đeo ở cạp quần sau lưng, đứng đối
diện cách xa nhau 3m. Nghe hiệu lệnh còi của quản trò, 2 bên xáp lại, vừa tìm
cách giựt đứt “đuôi” bên kia, vừa phải bảo vệ “đuôi” của mình và của đồng đội.
Sau 3 phút chiến đấu, quản trò cho ngừng lại, đếm xem bên nào còn nhiều “đuôi”
hơn thì thắng. Kết thúc, hát bài “Hai con thằn lằn con đua nhau cắn
nhau đứt đuôi...”
Vật dụng:Giấy màu,
kéo...
21. ĐÔI GIẦY ĐÂY RỒI !
Chia 2 đội, mỗi
người bỏ ra một chiếc giầy hoặc dép để trong một vòng tròn đường kính 2mcách mức khởi hành 5m. Quản Trò ra hiệu lệnh, lần
lượt từng người mỗi Đội chạy lên tìm và manggiầy, xỏ dép vào chân, chạy trở về mức, đập tay cho người lên kế tiếp.
Đội nào xong trước tập họp hàng ngang trình diện để Quản Trò kiểm tra xem có xỏ
đúng dép và cột dây giầy đàng hoàng chưa.
22. ĐÀN VỊT VÀO CHUỒNG
Vạch trên cát hoặc vẽ phấn trên sân một hình tròn đường kính 4m làm cái ao,
cách đó 4m lại có thêm một hình tam giác đều mỗi cạnh dài 4m làm cái chuồng
vịt. Giới hạn tất cả bên ngoài bằng một hình tròn lớn có đường kính 10m. Quản
trò kể câu truyện: “Có một đàn vịt ham chơi, đến chiều rồi mà vẫn không chịu
vào chuồng ( hình tam giác ), cứ thích bơi trong ao ( hình tròn ), vì
thế những người chăn vịt cứ phải tìm cách lùa bắt đàn vịt về...” Một Đội làm
phe những người chăn vịt, Đội còn lại làm đàn vịt đứng trong hình tròn. Nghe
hiệu lệnh bắt đầu,
đàn vịt chạy tỏa ra trong giới hạn của hình tròn lớn. Những người chăn vịt phải
cố gắng chia nhau chặn đường và đuổi bắt từng con vịt đem nhốt vào chuồng trong
hình tam giác. Nếu vịt lại nhảy xuống ao thì không được bắt. Nếu vịt nào tìm
cách chạy đến đập vào người một con vịt đang ở trong chuồng thì giải thoát được
cho bạn ra ngoài. Nếu vịt nào lỡ chạy ra khỏi hình tròn lớn làm giới hạn bên
ngoài, coi như mất tích, bị loại ngay khỏi trò chơi. Trò chơi kết thúc khi vịt
đã bị bắt hết vào chuồng. Chơi lần thứ hai, hai Đội đổi vai cho nhau. Quản trò
xem đồng hồ tính thời gian xem Đội nào lùa được vịt nhanh nhất. Cuối cùng, các
con vịt mất tích bị tập trung lại chịu một hình phạt.
23. PHÊ-RÔ THẢ LƯỚI
Vạch
trên cát hoặc vẽ phấn trên sân một hình tròn đường kính 10m làm biển cả. Một
Đội làm lưới bắt cá bằng cách nắm chắc lấy tay nhau thành vòng tròng, Đội còn
lại làm cá. Quản trò kể truyện Đức Giê-su
xuống thuyền ông Phê-rô... Nghe hiệu lệnh bắt đầu, cá liền bơi tung tăng ra các
phía, nhưng không được ra khỏi ranh giới biển. Còn lưới thì tìm cách bắt lấy cá
bằng cách chuyển vòng tròn nắm tay nhau chụp xuống bao quanh cá. Cá có thể lẻn
chui ra dưới các cánh tay chứ không được gỡ vòng tay. Trò chơi kết thúc khi cá
đã bị bắt hết vào lưới. Chơi lần thứ hai, hai Đội đổi vai cho nhau. Quản trò
xem đồng hồ tính thời gian xem Đội nào bắt được cá nhanh nhất.
24. CHIẾN THẮNG CÁM DỖ
Vạch
trên cát hoặc vẽ phấn trên sân một hình tròn đường kính 4m làm tâm hồn. Bên
ngoài hình tròn là cuộc đời thế gian. Đội bên ngoài làm ma quỷ cám dỗ, mỗi
người lấy một vật bất kỳ tượng trưng cho các cám dỗ đem đặt vào trong hình
tròn. Đội còn lại đứng trong hình tròn làm người bị cám dỗ. Nghe hiệu lệnh bắt
đầu, Đội người đứng trong hình tròn phải cúi nhặt rồi ném đi thật xa tất cả các
vật cám dỗ, Đội ma quỷ đứng ngoài tìm cách nhặt lại để ném trở vào. Nếu bên
trong không còn vật nào thì Đội người thắng. Chơi lần thứ hai, hai Đội đổi vai
cho nhau. Quản trò xem đồng hồ tính thời gian xem Đội nào chiến thắng được các
cám dỗ nhanh nhất.
Vật dụng:Mỗi người
chọn một vật khác nhau của mình như: khăn quàng, mũ, giầy, dép, quả bóng
nhựa...
25. CÔNG TY CẤP NƯỚC
Các
Đội có số người bằng nhau, xếp hàng một ở vạch xuất phát, bên cạnh một chậu đầy
nước. Cách đó 10 m để cho mỗi Đội một vỏ chai nước khoáng bằng nhựa. Nghe hiệu
lệnh bắt đầu, người của mỗi Đội sẽ dùng hai tay vốc nước, chạy lên rót vào vỏ
chai, rồi chạy về đánh tay cho đồng đội vốc nước lên tiếp. Những người còn lại
hò reo cổ võ. Đội nào được đầy chai nước trước sẽ thắng cuộc. Cũng có thể cho
đấu loại để vào chung kết.
Vật dụng:1 số chậu
nước, 1 số vỏ chai nước khoáng bằng nhựa.
26. TRIỂN LÃM CHÂN GIÒ !
Một Đội được triển lãm chân giò cho Đội kia quan sát trước thật kỹ. Sau đó,
Đội triển lãm sẽ căng một tấm bạt to chắn ngang, che khuất cả đầu, bên trong,
các ống quần được xắn cao lên quá đầu gối, xáo trộn vị trí đứng hoặc đứng tréo
chân lẫn nhau. Nghe hiệu lệnh, Đội triển lãm sẽ giơ cao tấm bạt lên, để ló ra
các chân giò từ đầu gối trở xuống. Quản trò bắt đầu tính giờ. Đội quan sát sẽ
có 3 phút để nhận diện đôi chân nào của người nào, rồi đồng loạt hô to tên
người ấy. Nếu đúng, người trong Đội triển lãm sẽ phải nhô đầu lên trình diện:
“Dạ thưa, em đây ạ !” rồi bị loại ra khỏi cuộc triển lãm. Nếu sai, tất cả Đội
sẽ cùng cười lên một tràng cười khoái chí để áp đảo tinh thần. Hết giờ, Đội
triển lãm hạ tấm bạt, quản trò đếm xem còn mới người. Chơi tiếp hiệp hai, tới
phiên Đội quan sát được triển lãm. Kết thúc, quản trò sẽ công bố Đội thắng cuộc
là Đội đã nhận diện được nhiều người nhất.
Vật dụng:Một tấm
bạt căng lều, hoặc một cái chăn lớn.
27. VÂN TIÊN CÕNG MẸ ĂN BÁNH
Giữa
sân, căng ngang 2 cột một sợi dây thép, có bao nhiêu Đội thì treo trên dây thép
một cái bánh đa to. Các cặp đấu của mỗi Đội cõng nhau đứng ở vạch xuất phát
cách xa 2 cột mốc là 6m. Nghe hiệu lệnh, quản trò bắt đầu đếm từ 1 tới 30, các
cặp tiến lên, khi tới nơi, người được cõng sẽ cố gắng cắn và nhai bánh đa càng
nhiều càng tốt mà không được dùng tay giữ bánh đa, cũng không được làm cho bánh
đa vỡ rơi xuống. Hết 30 tiếng đếm, quản trò thổi còi, các cặp quay về để các
cặp đồng đội của mình lên ăn bánh đa tiếp. Khi các cặp đã lên hết, bánh đa của
Đội nào còn ít nhất thì Đội ấy thắng.
28. CHỐNG SÀO VIỆT DÃ
Vạch
trên đất 2 vạch nằm ngang ( vạch xuất phát và mức đến ) cách xa nhau 10m. Các
tổ 5 người của mỗi Đội cầm gậy chuẩn bị sẵn ở vạch xuất phát. Nghe hiệu lệnh, 2
người trước và 2 người sau cầm song song 2 gậy tre, người thứ năm tay chống sào
dài nhẩy lên đứng 2 chân trên 2 gậy tre. Tất cả cùng bước, tới mức đến thì
người chống sào nhẩy xuống, 4 người giữ nguyên 2 gậy tre, chỉ xoay người đổi
lại, người chống sào lại nhẩy lên, tất cả cùng về, các tổ khác lại tiếp tục đi
cho tới hết. Đội nào hết trước là thắng.
Vật dụng:Khá nhiều
gậy tre dài 1m60 và 2m.
Lưu
ý: Khoảng cách chiều ngang giữa các Đội tối thiểu là 2m.
29 - TRÒ CHƠI “LỤC VĂN TIÊN”
Qt: Lục Văn Tiên
(hai tay chống hông)
Ng.chơi : nhắc lại
(làm theo cử điệu)
Qt : Cõng mẹ(hai
tay đưa lên lưng và hơi cúi )
…
Qt: Vác búa (hai
tay đưa lên hai vai)
…
Qt: Bổ cọp (hai tay
bổ mạnh xuống đất).
Note: Qt có thể hô
một đàng làm một nẻo.
30 - BẮN : TÍCH –TẮC- ĐÙNG:
Qt : kết trùm, kết
trùm.
Ng.chơi : trùm mấy
trùm mấy
Qt: kết trùm 3( có
thể nhiều hơn..)
Note: -Cách chơi:
-Mỗi nhóm sẽ có một số.
Trước khi bắn cả
nhóm ngồi xuống rồi đứng lến, người trái nói Tích, người phải nói Tắc, người
giữa bắn Đùng rồi chỉ vào số định bắn, nếu bắn sai sẽ bị chết.
31 - ChimBay
Qt: Nhảy
lên , dơ hai tay đồng thời nói tên một con vật biết bay.
Mọi người chơi làm
theo Qt.
Qt có thể bay nhưng
lại nói tên con vật không bay được,nhằm bắt lỗi người chơi.
32 - TA LÀ VUA
Qt đến gần ai đó và
nói:
Qt *Ta là Vua
+Ng.chơi: Tâu Bệ Hạ
(chấp hai tay trước ngực).
Chú ý : Vua càng hà
thấp thì người chơi luôn phải cúi thấp hơn.
33 - ĐI TRUYỀN GIÁO:
Qt : Đi truyền giáo
đi truyền giáo;
Ng.chơi: Truyền
điều chi truyền điều chi.
Qt: 5 người đi thăm
bệnh nhân.
Note: Cách chơi:
Qt cho đứng thành
vòng tròn rồi điểm danh từ 1 đến hết, mỗi người sẽ phải nhớ số của mình.
Qt có thể gọi bất
cứ số nào và đi làm gì, người chơi phải làm theo động tác mà Qt vừa nói.
Khi muốn dừng lại
Qt hô Hết Bệnh, mọi ngươi đang chơi phải tìm cho mình một chỗ ở vòng chơi, nếu
không tìm được chỗ đứng thì lại thay Qt.
34 - TIỆC MỪNG CON HOANG ĐÀNG TRỞ VỀ:
Cách chơi: Mỗi
người chọn cho mình một con vật, Qt nhờ một người vào và
đi chọn cho Qt ccon gi Qt muốn, người được chọn ra giữa khi Qt đặt tay lên đầu
người đó, người đó kêu đúng tiếng con vật mình chọn, nếu đùng thì
người đi tìm thắng cuộc, nếu không người đó lại phải đi tìm tiếp.
0 nhận xét:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã để lại những ý kiến quý báu. Nam rất mong bạn ủng hộ nhiều hơn nữa cho http://www.duongvannam.name.vn/