.............

...........

Home » » Dấu hiệu chuyển dạ, theo dõi và chăm sóc thai phụ

Dấu hiệu chuyển dạ, theo dõi và chăm sóc thai phụ


I.  TÍNH CHẤT SINH LÝ CUỘC CHUYỂN DẠ
1. Cơn co tử cung:
1.1. Tính chất sinh lý của cơn co tử cung:
- Thời gian:
+ Khi mới chuyển dạ 15 – 20 giây.
+ Khi cổ tử cung mở hết 45 – 60 giây.
- Khoảng cách giữa 2 cơn co:
+ Khi mới chuyển dạ 15 – 20 phút.
+ Khi cổ tử cung mở hết 1 – 2 phút.
- Độ mạnh:
+ khi mới chuyển dạ: Độ nhẹ 20 mmHg.
+ Tiếp theo: Độ vừa 20 – 40 mmHg.
1.2.   Đặc tính của cơn co tử cung:
-         Cơn co tử cung ngoài ý muốn của thai phụ.
-         Cơn co nhịp nhàng, tăng dần:
+ Trước ngắn, sau dài.
+ Trước thưa, sau mau.
+ Trước yếu, sau mạnh.
-         Cơn co tử cung gây đau.
2. Cơn co thành bụng:
2.1.  Cơn co thành bụng: Xuất hiện khi ngôi thai đè vào đáy chậu, tạo cảm giác muốn dặn, báo hiệu chuyển dạ dã sang giai đoạn 2.
2.2. cơn co thành bụng có thể điều khiển theo ý muốn: (Cần hướng dẫn cách rawbj) Cơn rặn tùy thuộc vào sức khỏe, thành bụng người mẹ và cách hướng dẫn của người hộ sinh.
II. TÁC DỤNG CỦA CƠN CO TỬ CUNG VÀ CƠN CO THÀNH BỤNG
1.  Về phía người mẹ:
1.1.  Thành lập mở rộng đoạn dưới
-         Những cơn co sinh lý của tháng cuối và cơn co khi chuyển dạ làm đoạn dưới tử cung dãn dần, dài và mỏng dần. đó là sự thành lập và mở rộng đoạn dưới.
-         Cơn co tử cung tốt cộng với ngôi tốt sẽ giúp đoạn dưới thành lập tốt.
-         Ngược lại đoạn dưới thành lập tốt sẽ giúp ngôi thai chuẩn bị lọt tốt.
1.2.  Xóa mở cổ tử cung:
* Xóa: Là hiện tượng lỗ trong giãn dần làm ống cổ tử cung thu ngắn dần. khi cổ tử cung xóa hết thì không còn ống cổ tử cung mà chỉ có lỗ ngoài.
* Mở: Là hiện tượng lỗ ngoài giãn dần đến lúc không có lỗ ngoài (Mở hết bằng 10 cm) làm cho buồng tử cung thông thẳng với âm đạo.
* Thay đổi ở âm đạo, âm hộ, tầng sinh môn: Ngôi thai xuống đè vào đáy chậu làm tầng sinh môn giãn mỏng và dài ra, âm hộ mở ra tạo điều kiện cho thai sổ.
2. Về phía thai:
2.1.   Thành lập ối: Khi có sự thay đổi của tử cung, dưới tác dụng cảu cơn co tử cung, nước ối được cơn co đẩy dần xuống làm màng ối chỗ cổ tử cung mở phình ra, gọi là đầu ối (túi ối).
2.2.    Hình thể ối:
-         Dẹt: Màng ối sát đầu, thường gặp trong ngôi chỏm bình chỉnh tốt – khoảng ối trước và khoảng ối sau được ngôi ngăn cách.
-         Phồng: Do ngôi thai cao nước ối dồn xuống nhiều khoảng ối trước và sau thông nhau.
-         Quả lê: Do thai chết, màng ối không còn chun.
2.3.   Nhiệm vụ của ối:
-         Xóa mở cổ tử cung.
-         Bảo vệ thai trước các cơn co tử cung.
-         Chống nhiễm khuẩn
2.4.  Uốn khuôn:
-         Ngôi thu hẹp đường kính lọt bằng cách thêm (ngôi chỏm) và chồng xương.
-         Càng chuyển dạ lâu hiện tượng chồng xương càng rõ.
2.5.   Bướu thanh huyết:
-         Là hiện tượng thanha huyết thẩm thấu ở vùng thấp nhất của ngôi (Do bị đường đè chèn ép máu động mạch đến được những máu tĩnh mạch không về được).
-         Bướu thanh huyết càng lớn chứng tỏ chuyển dạ càng kéo dài.









3. Các giai đoạn của cuộc chuyển dạ:
Số hiệu
Các GĐ của CD
Bắt đầu từ
Kết túc
Thời gian bình thường không quá
GĐ 1
Giai đoạn mở cổ tử cung
Pha tiềm tàng
Có cơn co tử cung: Thời gian:<= 5'/1 cơn,
T.mỗi cơn >= 20 giây
Cổ tử cung < 3 cm
Không quá 8 giờ
Pha tích cực
Cổ tử cung 3 cm
Cổ tử cung mở hết (10 cm)
Không quá 7 giờ
GĐ 2
Giai đoạn sổ thai
Cổ tử cung mở hết
Thai sổ
60 phút
GĐ 3
Giai đoạn sổ rau
Thai sổ
Rau sổ
 30 phút
III.  CHUYỂN DẠ VỀ PHƯƠNG DIỆN LÂM SÀNG
1.   Dấu hiệu tiền chuyển dạ:
-         Dấu hiệu  "nhẹ bụng", chủ yếu gặp ở con so do đầu chuẩn bị lọt.
-         Tiểu tiện nhiều lần (Do đầu chèn vào vùng cổ bàng quang).
-         Chuột rút (do đầu chèn vào thần kinh ở lỗ bịt).
-         Giãn tĩnh mạch.
-         Tăng sức (Làm những việc bình thường không có sức làm).
2.  Dấu hiệu chuyển dạ:
2.1.  Về cơ năng:
-         Đau bụng từng cơn, tăng dần về thời gian và mức đau.
-         Ra chất nhầy (Do nút nhầy ở cổ tử cung được đẩy ra, có thể ra vài giọt máu do cổ tử cung xóa mở).
-         Ra nước (nếu ối vỡ).
2.2. Về thực thể:
-         Cơn co tử cung.
-         Cổ tử cung xóa mở.
-         Ối thành lập.
IV.  THEO DÕI CHUYỂN DẠ
1.  Cơn co tử cung:
1.1.  Cách theo dõi cơn co: Thai phụ ở tư thế nằm, người hộ sinh đứng một bên, mặt nhìn về mặt thai phụ với đồng hồ có kim giây. sau khi đã giải thích về nội dung công việc sẽ làm, đặt lòng bàn tay áp sát trên bụng sản phụ trong cơn đau kết hợp với nhận định về thay đổi mật độ tử cung mà xác định 4 yếu tố đã nói trên về cơn co tử cung.
1.2.  Tần xuất theo dõi cơn co: Mỗi lần theo dõi tối đa là 10 phút hoặc tối thiểu là 3 cơn co để tính được tần số cơn co tử cung. pha tiềm tàng: 1 giờ 1 lần. pha tích cực: 30 phút 1 lần.
2.  Theo dõi tim thai:
2.1.   Phương tiện:
-         Đồng hồ có kim giây.
-         Ống nghe tim thai.
2.2.   Tần xuất:
-         Như cơn co.
-         Thường động tác nghe tim thai được làm ngay sau theo dõi cơn co.
2.3.   Cách nghe tim thai:
-         Giải thích về công việc sẽ làm.
-         Bắt đầu đém sau khi đã hét cơn co. đếm cả phút.
-         Nhịp tim thai bình thường từ 120 – 160 lần/phút. Trên 160 và dưới 120 lần/phút là suy thai.
-         Để kết luận có suy thai phải kiểm tr nghe lại sau 2 cơn co tiếp. Không nên nghe 15 giây rồi nhân 4, dễ sai lệch.
-         Nghe xong tim thai nên thông báo cho thai phụ để động viên, an tâm. Ghi kết quả vào phiếu theo dõi hoặc biểu đồ chuyển dạ.
3.   Theo dõi xóa mở cổ tử cung:
3.1. Phương tiện:
-         Bàn tay rửa sạch, đi găng vô khuẩn.
-         Bàn nằm để thăm khám âm đạo.
-         Phương tiện rửa ngoài sau mỗi lần thăm khám.
-         Tấm lót dưới để thay sau mỗi lần thăm khám.
3.2.  Tần xuất: 4 giờ 1 lần (tránh thăm nhiều gây nhiễm khuẩn), cuôi pha tích cực nếu cần 2h 1 lần.
3.3.   Cách nhận điịnh và theo dõi xóa mở cổ tử cung:
-         Cổ tử cung xóa: Là quá trình cổ tử cung thu ngắn lại. Bình thường cổ tử cung dài 2 cm, nếu còn 1 cm thì là xóa, nếu còn 0cm là xóa hết.
-         Cổ tử cung mở: Được đo bằng 2 ngón tay thăm khám âm đạo.
-         Ngoài độ mở cần nhận định thêm cổ tử cung dày hay mỏng, cứng hay mềm.
-         Thông báo kết quả thăm khám âm đạo, động viên thai phụ và ghi số liệu vào phiếu hoặc biểu đồ chuyển dạ.
-         Bình thường ở pha tiềm tàng phải 90 – 120 phút mới mở thêm 1 cm và ở pha tích cực là 30 – 40 phút 1 cm.
4.   Theo dõi ối:
4.1.  Phương tiện: Như theo dõi mở cổ tử cung.
4.2.  Tần xuất: Như theo dõi xóa mở cổ tử cung.
4.3.  Các nhận định cần có khi theo dõi ối:
* Khi ối còn:
-         Nhận định hình thù: ối dẹt hay phồng.
-         Màng ối dày hay mỏng.
-         Có gì khác lạ: Dây rốn, bánh rau...?
* Khi ối vỡ:
-         Cần ghi nhớ và theo dõi số giờ đã vỡ ối.
-         Lượng nước ối: ít bình thường, nhiều...
-         Màu sắc: Trong hay có màu.
-         Mùi: Nếu có mùi hôi là nhiễm khuẩn ối.
-         Bình thường ối dẹt, tự vỡ khi cổ tử cung mở hết, nước ối khoảng 500ml, trong.
5.    Theo dõi ngôi:
5.1. Phương tiện: Nắn ngoài và thăm khám âm đạo.
5.2. Tần xuất: Như theo dõi độ mở cổ tử cung.
5.3.  cách nhận định:
-         Có hiện tượng uốn khuôn: Chồng xương, bướu thanh huyết.
-         Ngôi chỏm có kiểu thế trái trước, lọt đối xứng, không có chồng xương hoặc bướu thanh huyết là bình thường.
6.     Theo dõi độ lọt:
6.1. Nắn ngoài và thắm khám âm đạo.
6.2  . Tần xuất: Pha tiềm tàng 1 giờ/1 lần, pha tích cực 30 phút/lần.
6.3.   Nhận định:
-         Đầu cao 5/5: Phần đầu nắn thấy trên mu đo được 5 khoát ngón tay.
-         Đầu chúc 4/5: Phần đầu nắn thấy trên mu đo được 4 khoát ngón tay.
-         Đầu chặt 3/5: Phần đầu nắn thấy trên mu đo được 3 khoát ngón tay.
-         Đầu chặt 2/5: Phần đầu nắn thấy trên mu đo được 2 khoát ngón tay.
-         Đầu chặt 1/5: Phần đầu nắn thấy trên mu đo được 1 khoát ngón tay.
-         Đầu chặt 0/5: Phần đầu nắn thấy trên mu đo được 0 khoát ngón tay.
7. Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của mẹ:
7.1. Mạch: 1 giờ 1 lần.
7.2. Huyết áp: 1 giờ 1 lần.
7.3. Thân nhiệt: 4 giờ 1 lần.
CÁC YẾU TỐ THEO DÕI TRONG CHUYỂN DẠ
Yếu tố
Pha tiềm tàng
Pha tích cực
Cơn co tử cung
1h
30 phút
Tim thai
30 phút
15 phút
Xóa mở cổ tử cung
4h
2 – 4h
ối
4 h
 2 – 4h
Độ lọt
1h
30 phút
Mạch
1h
1h
Huyết áp
1h
1h
Thân nhiệt
4h



Chào mừng đến với : Dương Văn Nam - cảm ơn các bạn đã đọc bài viết

» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy liên hệ với tôi qua email: emailphuongnam@gmail.com.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu nếu có thể.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý.

Tham gia thêm: Facebook | Twitter :: Thank you for visiting ! ::

0 nhận xét:

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã để lại những ý kiến quý báu. Nam rất mong bạn ủng hộ nhiều hơn nữa cho http://www.duongvannam.name.vn/

Liên hệ : Dương Văn Nam | PhuongNamBlog
Copyright © 2020. Phương Nam Blog
Xem tôt nhất bằng trình duyệt: Chrome hoặc firefox
Được thiết kế trên Blogger