Phản ứng dị
ứng
Dị ứng hóa chất
là một phản ứng có hại do mẫn cảm
trước với một hóa chất riêng biệt hoặc
với một chất có cấu trúc tương tự
như chất đã dùng trước. Những phản
ứng dị ứng như thế đều qua trung gian
hệ thống miễn dịch. Các thuật ngữ quá
mẫn và dị ứng thuốc thường
được dùng để mô tả những phản
ứng và triệu chứng dị ứng khác nhau đó.
Với một hóa chất
có trọng lượng phân tử thấp thí dụ
như một thuốc gây phản ứng dị ứng,
thuốc này hoặc chất chuyển hóa của nó
thường đóng vai trò như một hapten, phải
kết hợp với một protein lớn hơn
để tạo thành một phức hợp kháng nguyên. Những
kháng nguyên này gây tổng hợp kháng thể, thường
sau một thời kỳ tiềm ẩn ít nhất 1
hoặc 2 tuần. Sự tiếp xúc sau đó của
cơ thể với hóa chất dẫn đến một
tương tác kháng nguyên - kháng thể, gây ra những
biểu hiện điển hình của dị ứng. Các mối
liên quan đáp ứng - liều thường không rõ ràng
để gây phản ứng dị ứng.
Các đáp ứng dị
ứng được chia thành 4 typ, dựa trên cơ
chế miễn dịch tham gia (Coombs và Gell, 1975).
Typ I, hoặc phản
vệ, là những phản ứng ở người qua
trung gian kháng thể IgE. Ðoạn Fc của IgE có thể
gắn với thụ thể trên các dưỡng bào (mast
cell) và bạch cầu ưa bazơ. Nếu đoạn
gắn kháng nguyên (Fab) của phân tử kháng thể sau
đó gắn với kháng nguyên, nhiều chất trung gian
khác nhau được phóng thích (histamin, leukotrien, prostaglandin).
Chúng gây giãn mạch, phù và đáp ứng viêm.
Các đích chủ yếu
của typ phản ứng này là đường tiêu hóa
(dị ứng thực phẩm), da (mày đay và viêm da
atopi), hệ thống hô hấp (viêm mũi và hen) và hệ
mạch (sốc phản vệ). Những đáp ứng
này có chiều hướng xảy ra nhanh sau khi có sự
tiếp xúc với một kháng nguyên mà cá nhân đã được
mẫn cảm, và được gọi là phản
ứng quá mẫn tức thì.
Typ II, hoặc tiêu tế
bào, là những phản ứng qua trung gian cả với
kháng thể IgG và IgM, thường được cho là do
chúng có khả năng hoạt hóa hệ thống bổ
thể. Các mô đích chủ yếu đối với các
phản ứng tiêu tế bào là các tế bào trong hệ
tuần hoàn. Thí dụ về đáp ứng dị ứng
typ II bao gồm thiếu máu tan máu do penicilin, thiếu máu
tan máu tự miễn do methyldopa, xuất huyết giảm
tiểu cầu do quinidin, giảm bạch cầu hạt
do sulfonamid, luput ban đỏ toàn thân do hydralazin hoặc procainamid.
Rất may mắn là những phản ứng tự
miễn với thuốc này thường dịu đi trong
vòng nhiều tháng sau khi loại bỏ tác nhân gây bệnh.
Typ III, là những phản
ứng chủ yếu qua trung gian IgG; cơ chế bao
gồm sự sinh phức hợp kháng nguyên kháng thể,
sau đó gắn với bổ thể. Các phức hợp
lắng đọng trên nội mô mạch, tại đó
xảy ra một đáp ứng viêm gây phá hủy,
được gọi là bệnh huyết thanh. Hiện
tượng này tương phản với phản
ứng typ II, trong đó đáp ứng viêm được gây
ra bởi kháng thể hướng vào chống lại kháng
nguyên của mô. Các triệu chứng lâm sàng của
bệnh huyết thanh bao gồm ban da, mày đay, đau
khớp hoặc viêm khớp, bệnh hạch bạch
huyết và sốt. Những phản ứng này
thường kéo dài 6 đến 12 ngày sau đó giảm
bớt sau khi tác nhân gây bệnh bị loại bỏ.
Nhiều thuốc, thí dụ sulfonamid, penicilin, một
số thuốc chống co giật, và các iodid, có thể
gây bệnh huyết thanh. Hội chứng Stevens - Johnson,
như do sulfonamid gây ra, là một thể rất nặng
của viêm mạch miễn dịch. Các triệu chứng
của phản ứng này gồm ban đỏ đa dạng,
viêm khớp, viêm thận, bất thường của
hệ thần kinh trung ương và viêm cơ tim.
Các phản ứng typ IV
cũng được gọi là phản ứng quá
mẫn chậm, qua trung gian tế bào lympho T mẫn
cảm và đại thực bào. Khi các tế bào mẫn
cảm tiếp xúc với kháng nguyên, một phản
ứng viêm được tạo ra do có sự sản
xuất cytokin/lymphokin dẫn đến sự dồn
tới của bạch cầu trung tính và đại
thực bào tiếp sau đó. Một thí dụ của quá
mẫn chậm typ IV là viêm da tiếp xúc.
0 nhận xét:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã để lại những ý kiến quý báu. Nam rất mong bạn ủng hộ nhiều hơn nữa cho http://www.duongvannam.name.vn/