I.ĐẠI CƯƠNG
- Loét dạ dày tá tràng là 1 bệnh khá
phổ biến ở nước ta, tỷ lệ mắc ở nam cao hơn ở nữ (Chiếm 4/5 tổng số bệnh nhân).
- Tuổi thường gặp từ 20 – 50 tuổi, có thể
gặp ở người trên 70 tuổi, trẻ em.
- Loét tá tràng gặp nhiều hơn loét dạ dày
(3/1 – 4/1).
II. GIẢI PHẪU BỆNH
1. Vị trí ổ loét:
-
Gặp nhiều ở bờ cong nhỏ, hang
vị, môn vị, hành tá tràng.
-
Ít gặp ở bò cong lớn, tâm vị.
2.
Số lượng ổ loét: Đa số có 1 ổ loét, có
thể có 2 – 3 ổ loét.
3.
Kích thước ổ loét: Thường đường kính
<2mm hình tròn hoặc hình bầu dục.
III. CƠ CHẾ BỆNH SINH
1. Do sự mất cân bằng giữa
yếu tố bảo vệ dạ dày và yếu tố tấn công.
(yếu tố bảo vệ giảm
sút hoặc yếu tố tấn công tăng).
2. Do xoắn khuẩn Gram(-):
Helicobcter Pylori.
IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1. Thể điển hình:
-
Đau bụng: Là triệu chứng chính
với đặc điểm sau:
+ Vùng thượng vị âm
ỉ hoặc bỏng rát
+ Có tính chất chu
kỳ trong ngày hoặc trong năm, hoặc đau khi đói, ăn vào đỡ đau (Loét hành tá
tràng). Đau sau ăn (trong loét dạ dày).
+ Đau như vậy 1,2
hoặc 3 tuần có thể tự nhiên khỏi.
+ Càng về sau, mất
chu kỳ, có nhiều đợt đau trong năm rồi đau liên tục.
-
Ợ hơi ợ chua.
-
Buồn nôn hoặc nôn.
-
Khám không có gì đặc biệt, có
cảm giác đau khi ấn vào vùng thượng vị.
-
Toàn thân: Bệnh kéo dài nhiều
năm người gầy, xanh.
2. Thể không điển hình:
-
Bệnh tiến triển im lặng, bệnh
nhân không đau bụng.
-
Biểu hiện đột ngột bởi 1 biến
chứng.
V. CẬN LÂM SÀNG
1.
Chụp dạ dày tá tràng có chuẩn bị: thấy ổ
loét.
2.
Nội soi dạ dày tá tràng.
3.
Sinh thiết niêm mạc dạ dày tìm vi khuẩn Helicobacter Pylori.
VI. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn doán xác định:
-
Đau bụng có tính chất chu kỳ,
có thê có ợ hơi ợ chua.
-
Xquang: có ổ đọng thuốc.
-
Nội soi: xác định được vị trí ổ
loét
2. Chẩn đoán phân biệt:
a. Viêm dạ dày mãn tính:
-
Có triệu chứng giống loét.
-
Nội soi thấy tình trạng viêm
niêm mạc, không loét.
b. Viêm đại tràng:
-
Đau quặn, mót rặn, RL tiêu hóa:
đại tiện lúc táo, lúc lỏng, phân có nhày mũi.
-
Khám sờ thấy thừng đại tràng.
-
Chụp khung đại tràng có chuẩn
bị thấy co thắt.
-
Nội soi đại tràng thấy hình ảnh
viêm.
c. K dạ dày:
VII. BIẾN CHỨNG
1.
Chảy máu tiêu hóa: Là biến chứng hay gặp
nhất
2.
Thủng ổ loét.
3.
Hẹp môn vị.
4.
Ung thư hóa: Thường gặp ở loét dạ dày.
Đau liên tục hoặc tăng mặc dù điều trị tích cực, đúng phương pháp.
VIII. ĐIỀU TRỊ
1. Nội khoa:
a. Chế độ ăn uống:
-
Trong đợt đau ăn lỏng, mềm.
-
Ngoài đợt đau ăn uống bình
thường.
-
Kiêng rượu, thuốc lá, cà phê,
tránh các chất kích thích, gia vị, hạt tiêu, ớt, dấm.
b. Thuốc:
*Ức chế bài tiết
HCL:
- Cimetidin 200mg x
5 viên/ngày/4 lân x 30 ngày.
- Hoặc Omeprazon
(lomac) 20mg x 1 viên/ngày x 4 – 8 tuần hoặc 2 viên/ngày x 2 – 4 tuần. (Uống 1
lân buổi tối trước khi đi ngủ).
*Trung hòa acid
dịch vị: Maalox 800mg x 2 – 3 viên/ngày, uống sau ăn 1h.
* Băng niêm mạc:
- Smecta x 2 – 3
gói/ngày
- Hoặc Gastrofulgit
x 2 – 3 gói/ngày. Uống trước khi ăn.
* Diệt vi khuẩn
Helicobacter Pylori.
- Amoxycillin 0.5g x
4 viên/ngày x 10 – 15 ngày
- Hoặc Tetraxycillin
0.25g x 4 viên/ngày x 10 – 15 ngày.
- Hoặc Metronidazol
0.25g x4 viên/ngày x 10 – 15 ngày.
* Giảm đau: Atropin, nospa.
* Vitamin B2,
PP. kích thích liền sẹo niêm mạc.
* An thần:
Seduxen 5 – 10mg/ngày.
2. Ngoại khoa:
-
Trường hợp điều trị nội khoa
lâu năm, đúng phương pháp không khỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của bệnh
nhân.
-
Đã có biến chứng: thủng ổ loét,
hẹp môn vị, nghi ung thư hóa.
0 nhận xét:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã để lại những ý kiến quý báu. Nam rất mong bạn ủng hộ nhiều hơn nữa cho http://www.duongvannam.name.vn/