.............

...........

Home » » Hen Phế Quản

Hen Phế Quản



I.                 ĐẠI CƯƠNG
-         Hen phế quản là trạng thái hoạt đọng quá mức của phế quản biểu hiện bằng cơn khó thở kịch phát, xuất hiện từng cơn do co thắt đột ngột toàn bộ ơ  phế quản và phù nề niêm mạc phế quản.
-          Nguyên nhân: Phức tạp, thường gặp ở người:
+ Có cơ địa dị ứng: Thời tiết, thức ăn, phấn hoa.
+ Sau viêm nhiễm: Viêm xoang họng, amidan.
+ Thần kinh dễ mất thăng bằng.
II.               TRIỆU CHỨNG
Cơn hen thường xảy ra vào đêm nhân một cơ hội thuận lợi:
     + Thay đổi thời tiết.
     + Ăn uống, ngửi mùi vị đặc biệt.
     + Làm việc quá sức, viêm nhiễm.
1.     Thời kì khởi phát: Có các triệu chứng báo trước: Mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ho khan, tức ngực như cosgif chèn vào cổ gây khó thở.
2.     Thời kì toàn phát:
a.     Cơ năng:
-         Khó thở dữ dội tăng dần, phải ngồi dậy để thở.
-         Khó thở chậm, khó thở ra, có tiến khò khè cò cử.
-         Bệnh nhân mệt, nói hổn hển, ngắt quãng.
b.    Thực thể:
-         Nhìn: Lồng ngực nở ra, ít di động.
-         Sờ: Rung thanh bình thường.
-         Gõ: Trong hơn ban đầu.
-         Nghe: RRFN giảm, ral rít, ral ngáy. Có thể có ral ẩm.
c.      Xquang:
-         Cơ hoành kém di động.
-         Xương sườn nằm ngang, các KLS giãn rộng.
-         Phổi hai bên sáng hơn bình thường.
3.     Giai đoạn lui bệnh: (hết cơn).
-         Cơn hen có thể dài hay ngắn, 5 – 10 phút hoặc 1 vài giờ, nặng kéo dài hằng buổi đến vài ba ngày.
-         Hết cơ: ho khạc nhiều đờm trong dính, ngủ được.
-         Xét nghiệm đờm có nhiều bạch cầu ưa axits, tinh thể Charcotlayden.
III.           TIẾN TRIỂN- BIẾN CHỨNG
1.     Tiến triển: Ở mỗi người mỗi khác có người khỏi trong thời gian dài, có người bị liên tục, có người vài năm lên cơn một cơn.
2.     biến chứng:
-         Nhiễm khuẩn: Viêm phế quản, viêm phổi.
-         Lao phổi.
-         Giãn phế quản, giãn phế nang.
-         Suy tim phải: -> (tâm phế mãn).
IV.           ĐIỀU TRỊ
1.     Cơn hen nhẹ:
-         Theophylin 0.1g x 4 viên/ngày x 10 ngày hoặc hết cơn thì ngừng.
-         Hoặc salbutamol 2mg x 2-4 viên/ngày uống chia 4 lần.
-         Chống dị ứng: Histalong 10mg x 1 viên/ngày x 5 ngày.
-         Kháng sinh:
+ Amoxycilin 0.5g x 4 viên/ngày, uống chia 2 lần x 10 ngày.
+ Hoặc Erythromycin 0.25g x 4 viên/ngày, uống chia 2 lần.
2.     Cơn hen trung bình, nặng:
-         Diaphylin 0.48g x 1-2 ống/ngày. Mỗi ống pha với 10ml nước cất hoặc DD Glucoser 5%, tiem tĩnh mạch chậm 5-10 phút.
-         Salbutamol 2mg x 2-3 viên/ngày, uống chia 2-3 lần.
-         Kháng sinh: Cephalexin 2g/ngày, tiêm bắp hoặc Gentamycin 80mg/1-2 ống/ngày, tiêm bắp.
-         Prednisolon 5mg x 4-6 viên/ngày x 5 ngày, sau đó giảm liều 2-4 viên/ngày x 5 ngày, tiếp đó lại giảm liều 1-2 viên/ngày x 5 ngày rồi ngừng hẳn.
-         Histlong 10mg x 1 viên/ ngày x 5 ngày.
-         Hoặc xiro phenecgan.
-         Nếu không đỡ chuyển tuyến trên.
V.               PHÒNG BỆNH
-         Không hút thuốc.
-         Thay đổi và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho hợp lí.
-         Tăng cường tập thể dục và luyện khí công.
-         Giữ ấm khi trời lạnh, khi thay đổi thời tiết.
-         Điều trị triệt để các viêm nhiễm đường hô hấp trên.

Chào mừng đến với : Dương Văn Nam - cảm ơn các bạn đã đọc bài viết

» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy liên hệ với tôi qua email: emailphuongnam@gmail.com.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu nếu có thể.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý.

Tham gia thêm: Facebook | Twitter :: Thank you for visiting ! ::

0 nhận xét:

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã để lại những ý kiến quý báu. Nam rất mong bạn ủng hộ nhiều hơn nữa cho http://www.duongvannam.name.vn/

Liên hệ : Dương Văn Nam | PhuongNamBlog
Copyright © 2020. Phương Nam Blog
Xem tôt nhất bằng trình duyệt: Chrome hoặc firefox
Được thiết kế trên Blogger