.............

...........

Home » » DỊ ỨNG PENICILIN

DỊ ỨNG PENICILIN




I.ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN TAI BIẾN
1.     Loại thuốc: Tất cả các loại penicilin đều có thể gây dị ứng, nhưng thường gặp nhất là penicilin G.
2.     Cách dùng: Tất cả mọi đường đưa thuốc vào cơ thể đều có thể gây dị ứng (tiêm uống, nhỏ…) nhưng tiêm vẫn hay gặp và đáng sợ nhất.
3.     Liều lượng thuốc: Không phụ thuộc vào liều lượng, có khi mới chỉ thử phản ứng (test) đã gây tử vong.
4.     Tiền sử bệnh: Dị ứng có thể xảy ra đối với người mới tiêm lần đầu. Nhưng cần chú ý phản ứng sẽ tăng dần cường độ ở những người đã tiêm Penicilin nhiều lần.
-         Những người có cơ địa dị ứng: Hen, mẩn ngứa khi thay đổi thời tiết, do thức ăn (cua, cá…) cũng dễ bị dị ứng.
II.   TRIỆU CHỨNG
-         Thời gian từ lúc dùng penicilin đến lúc xuất hiện tai biến có thể:
+ Nhanh (tức thời): Xảy ra 5 – 10 phút sau khi tiêm hoạc ngay tức khắc sau khi rút mũi kim. Loại này rất nặng (còn gọi là sốc phản vệ hay sốc quá mẫn). Nếu không được sủ trí kịp thời thường là tử vong.
-   Phản ứng chậm: Dị ứng xuất hiện sau vài ngày hoặc có khi sau 1 – 2 tuần. Loại này thường nhẹ. Có thể trị khỏi.
1.     Trong trường hợp nhẹ: Chủ yếu biểu hiện ngoài da:
-         Ngứa, nổi mẩn, có khi  rét run.
-         Đau nhức các khớp xương nhất là cột sống lưng.
-         Ngoài ra bệnh nhân có thể phù mặt kiểu phù quynh (quinck), nói khàn do phù thanh quản, mạch nhanh, huyết áp hạ hoặc có cơn khó thở cấp tính. Loại này có thể trị khỏi sau vài giờ - 48 giờ nhưng phải lưu ý vì có thể chuyển sang thể nặng.
2.     Trong trường hợp nặng (sốc quá mẫn hay sốc phản vệ)
-   Sau khi tiêm bệnh nhân có cảm giác sợ hãi, choáng váng đồng thời khó thở, tím tái, sủi bọt mép và ngã vật ra hôn mê.
-   Cũng có khi bệnh nhân sốt cao, rét run, đau thắt vùng ngực, huyết áp hạ, có khi không đo được, ỉa ra máu. Bệnh nhân có thể tử vong sau vài ba phút không kịp xử trí hoặc sau 3 – 4 giờ trong bệnh cảnh trụy tim mạch.
III. XỬ TRÍ
1.     Nhẹ:
-   Không cần xử trí bằng thuốc cũng có thể tự khỏi sau 24 – 48 giờ. Nhưng dùng thuốc kháng Histamin tổng hợp, trợ tim, an thần nhẹ, dù sao cũng chắc chắn và tai biến hết nhanh hơn.
-   Động viên và giải thích cho bệnh nhân yên tâm.
-   Theo dõi mạch và huyết áp trong vòng 24 – 48 giờ.
2.     Nặng:
Phải khẩn trương vì tiên lượng phụ thuộc vào thái độ xử trí ngay sau khi xảy ra tai biến.
Nguyên tắc:
2.1      Ngay tức khắc tiêm Adrenalin 1mg: 2/3 ống vào bắp: còn 1/3 tiêm tĩnh mạch chậm.
2.2      Truyền dịch qua 2 dây:
·        1 đây gồm:
-   Dung dịch Glucose 5% x 500ml
-   Nỏ Adrenalin 2 – 3mg truyền tĩnh mạch cho đến khi mạch, huyết áp ổn định.
·        1 đây gồm:
-   Dung dịch Glucose 5% x 500ml.
-   Depersolon 60 – 100mg truyền tĩnh mạch, ngày có thể 2 -3 lần.
2.3.         Thuốc phối hợp:
-         Trợ tim: Uabain, long não…
-         Kháng Histamin: Pipolphen – tiêm  bắp.
-         Thở ô xy
-         Trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa: nếu có chỉ định thì truyền máu.
III.           PHÒNG BỆNH
Cần rất thận trọng khi dùng Penicilin, nhất là ở tuyến xã phương tiện cấp cứu không đầy đủ.
-   Khi tiêm Penicilin cho bệnh nhân, ngay cả khi thử phản ứng cũng phải chuẩn bị sẵn thuốc và bơm tiêm cấp cứu.
-   Phải dè dặt với những người có cơ địa dị ứng hoặc người có biểu hiện dị ứng dù rất nhẹ ở những lần dùng thuốc Penicilin trước.
-   Không pha trộn Penicilin với Novocain hay Procain để giảm đau.

Chào mừng đến với : Dương Văn Nam - cảm ơn các bạn đã đọc bài viết

» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy liên hệ với tôi qua email: emailphuongnam@gmail.com.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu nếu có thể.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý.

Tham gia thêm: Facebook | Twitter :: Thank you for visiting ! ::

0 nhận xét:

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã để lại những ý kiến quý báu. Nam rất mong bạn ủng hộ nhiều hơn nữa cho http://www.duongvannam.name.vn/

Liên hệ : Dương Văn Nam | PhuongNamBlog
Copyright © 2020. Phương Nam Blog
Xem tôt nhất bằng trình duyệt: Chrome hoặc firefox
Được thiết kế trên Blogger