- Có nhiều cách phân loại, hiện nay lấy số huyết
áp để phân làm 3 độ:
+ Độ I: (Nhẹ) HATT 140- 159 mmhg HA tâm trương
90- 99 mmhg.
+ Độ II: (Vừa) HATT 160- 179 mmhg HA tâm trương
100- 109 mmhg.
+ Độ II: (Nặng) HATT >= 180 mmhg HA tâm
trương >= 110 mmhg.
II.
NGUYÊN NHÂN
1. Tăng
huyết áp thứ phát: Chiếm khoảng
10%, gặp ở người trẻ tuổi.
-
Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp,
mãn, suy thận, hẹp động mạch thận, sỏi thận, lao thận, thận đa nang.
-
Bệnh tim
mạch: Hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, xơ vữa động mạch.
-
Bệnh nội
tiết: Cường vỏ thượng thận, u tủy thượng thận, u hoặc cường tuyến yên.
-
Do dùng 1
số thuốc: Corticoid, cam thảo
-
Nhiễm độc
thai nghén.
2. Tăng
huyết áp tiền phát: Là khi
không tìm thấy nguyên nhân, chiếm tới 90% các trường hớp tăng huyết áp, thường
gặp ở những người >50 tuổi.
3. yếu tố
nguy cơ: Tăng lipit máu, ăn
mặn, hút thuốc lá, béo phì, strees tâm lý, trì trệ vận động, lạm dụng thuốc
tránh thai, gia đình, giới: Nam
. nữ, Dân tộc: da mầu . da trắng, tuổi.
III.
TRIỆU CHỨNG
1.
Cơ năng: Có khi không có triệu chứng gì, có khi có.
-
Đu đầu từng cơn hoặc liên tục 2
thái dương, gáy, 2 hốc mắt, gốc mũi.
-
Mệt, chóng mặt, ù tai, nẩy đom
đóm mắt, buồn nôn hoặc nôn.
-
Giảm trí nhớ, hay quên.
2. Thực thể:
-
Đo huyết áp vượt quá giới hạn bình thường.
-
Nghe tim tiếng T2 mạnh.
-
Sờ mạch cứng ngoằn nghèo.
3. Cận lâm sàng:
-
Soi đáy mắt.
-
Định lượng ure, creatinin,
cholesterol máu.
-
Chụp Xquang tim phổi.
-
Điện tim.
IV. BIẾN CHỨNG
1. Ở não: Tai biến mạch máu não.
2. Ở tim: Suy tim trái, hen tim, phù phổi cấp, loạn nhịp tim, cơn đau thắt
ngực, nhồi máu cơ tim.
3. Ở thận: Suy thận.
4. Ở mắt: Phù gai thị, xuất huyết võng mạc, giảm hoặc mất thị lực.
V.ĐIỀU TRỊ
1. Chế độ điều trị không dùng thuốc (Thay đổi lối sống), là phương pháp điều trị bắt buộc dù có kèm theo
dùng thuốc hay không.
- Áp dụng các biện pháp
làm giảm cân nặng nếu thừa cân (không áp dụng cho phụ nữ có thai).
- Hạn chế ruộ, bỏ thuốc
lá.
- luyện tập thể dục hàng
ngày.
- Ăn nhạt, hạn chế mỡ động
vật, thức ăn giầu cholesterol, ăn đủ Ca, K.
2. Các thuốc điều trị:
a. Thuốc chẹn beeta
giao cảm: Propranolon: Liều khởi đầu 40mg x 2, liều duy trì 40 – 240mg.
b. Thuốc tác
động lên hệ thần kinh TW:
- Aldomet: Liều
khởi đầu 250mg x 2-3, liều duy trì 250 – 2000mg
- Resecpin: liều
khởi đầu 0.5mg, liều duy trì 0.01 – 0.25mg.
c. Thuốc lợi tiểu:
Furosemid: Liều
khởi đầu 20mg uống hoặc tiêm TM, liều duy trì 20 – 320mg.
d. Chẹn canxi:
- Nifedipin:
Liều khởi đầu 10mg x 4, liều duy trì 30 – 120mg.
- Amlodipin:
liều khởi đầu 5mg, liều duy trì 2.5 -10mg.
- Tildiem: liều
khởi đầu 60 – 120mg x 2, liều duy trì 120 – 360mg.
e. Ức chế men
chuyển:
- Captoprin:
Liều khởi đầu 25mg x 2, liều duy trì 50 – 450mg.
- Renitec: Liều
khởi đầu 5mg, liều duy tri 2.5 – 40mg.
f. Các thuốc
giãn mạch trực tiếp:
- Hydralazin:
Liều khởi đầu 10mg, liều duy trì 50 – 300mg.
VI. PHÒNG BỆNH
-
Khám bệnh định kỳ.
-
Chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp
lý.
-
Ăn hạn chế muối, không dùng các
chất kích thích, không hút thuốc.
-
Tránh căng thẳng suy nghĩ
nhiều.
Lao đọng trí óc kết hợp với lao động chân tay, thể dục, thể thao
Lần đầu sang thăm blog em thấy blog cung cấp những kiến thức về y học rất hay. Chúc trang blog của em ngày càng phát triển nhé.
ReplyDeleteNam ơi! Em đăng nhập blogspot của em, rồi vào http://www.blogger.com - chọn "Cài đặt" - "Bài đăng và nhận xét" - ở chỗ có câu: "Hiển thị xác minh từ" em chọn "Không" để khách viết comment không phải xác nhận mã chứng minh không phải là robot.
ReplyDeleteCảm ơn chi Hồng nhé. e mới sủ dung blog. trước đây e chỉ thiết kế webs. co gì chị giúp đỡ nhé. thank you.
Delete