I.CẤU TẠO GIẢI
PHẪU
1. Mũi:
Là
phần đầu tiên của bộ máy hô hấp, có 2 hốc mũi được ngăn cách với nhau bởi một
vách ngăn ở giữa, phía trước là lỗ mũi trước, phía sau là lỗ mũi sau thông với
hộng. Niêm mạc hốc mũi có 2 phần:
-
Phần dưới là phần hô hấp, có nhiều lông, mao mạch và tuyến chất nhờn để cản bụi, sưởi ấm và làm ẩm
không khí khi vào phổi.
-
Khi niêm mạc mũi bị kích thích (dị vật, mùi lạ) sẽ gây phản xạ hắt
hơi.
2.
Họng: Là ngã tư đường
hô hấp và tiêu hóa, có 3 phần:
2.1. Họng mũi: Phía trước là lỗ mũi sau,
trên có VA, hai bên 2 lỗ vòi nhĩ thông với tai giữa, dưới thông với họng miệng,
có màn hầu và lưỡi gà ngăn cách.
2.2. Họng miệng: Phía trước thông với khoang
miệng qua eo họng, hai bên có 2 Amydale nằm giữa 2 cột
trụ trước và sau; phía sau là thành sau họng, phía dưới thông với họng thanh
quản.
2.3. Họng thanh quản: Phía trước có sụn nắp
thanh quản (có tác dụng đật thanh quản khi nuốt) và thanh quản, phía sau tương
ứng với các đốt C4,5,6; hai bên liên quan với các cơ và
bó mạch thần kinh cổ; dưới thông với thực quản.
3.
Thanh quản: Là bộ phận
phát âm nằm trên đường hô hấp, cấu tạo bởi các sụn, dây chằng và cơ. Niêm mạc
thanh quản có những chõ dày tạo thành 2 dây thanh âm trên và 2 dây thanh âm
dưới. giữa 2 dây thanh âm trên và dưới là buồng
Morgagie, giữa 2 dây thanh âm dưới là khe thanh môn. Chi phối cho thanh quản là
dây thần kinh quặt ngược tách ra từ dây X.
4.
Khí quản:
-
Là ống dẫn khí tiếp theo thanh quản đến ngang mức đốt D4, dài
12cm, rộng 1cm, gồm 16 – 20 vòng sụn hình chữ D chồng lên nhau, cong ra
trước.
-
Phía trước khí quản là tuyến giáp ở trên và động mạch chủ
dưới.
-
Phía sau là thực quản dính liền với khí quản.
-
Hai bên liên quan với bó mạch thần kinh cổ.
-
Lòng khí quản là niêm mạc, có cá biểu mô rung và các tuyến tiết
nhầy.
-
Chi phối cho khí quản là dây thần kinh quặt ngược.
5.
Phế quản: Khí quản
chia ra 2 phế quản gốc ở ngang mức D4.
-
Phế quản gốc phải to, ngắn và dốc hơn, vào phổi phải chia 3 nahnhs
phế quản thùy. Phế quản gốc trái nhỏ, dài và nằm ngang hơn, vào phổi trái chia 2
nhánh phế uản thùy. Mỗi phế quản thùy lại chia nhỏ dần tạo thành các phế quản
phân thùy tạo thành cây phế quản. cuối cùng là các tiểu
phế quản. thành tiểu phế quản có cơ thắt, khi co làm
hẹp lòng phế quản lại.
-
Mặt trong phế quản có lông rung và các tuyến tiết nhầy.
-
Chức năng chung của khí, phế quản là dẫn
khí từ ngoài vào phổi và ngược lại.
6.
Phổi: Là cơ quan chính
của bộ máy hô hấp, chiếm phần lớn lồng ngực. có 2 lá
phổi phải và trái. Lá phổi hình nón bổ đôi, có đỉnh ở trên xương sườn I, có 3
mặt, 3 bờ.
6.1. các mặt:
-
Măt ngoài (mặt sườn), đúc theo hình lồng
ngực.
-
Mặt trong (mặt trung thất), có rốn phổi. rốn phổi có cuống phổi đi
vào (cuống phổi gồm động mạch phổi, phế quản và thần kinh)
-
Mặt dưới (mặt hoành) đè lên cơ hoành.
6.2. Các bờ: Là chỗ gặp nhau của các mặt,
gồm bờ trước (sườn-trung thất trước), bờ sau (sườn-trung thất sau) và bờ dưới có
2 đoạn (đoạn trong là đoạn hoành-trung thất, đoạn ngoài là đoạn sườn-hoành).
6.3. Cấu tạo:
-
Phổi phải có 3 thùy: thùy trên có 3 phân thùy, thùy giữa có 2 phân
thùy, thùy dưới có 5 phân thùy. Phổi trái có 2 thùy, mỗi thùy có 5 phân
thùy.
-
Mỗi phân thùy lại chia nhỏ thành các tiểu thùy, giữa các tiểu thùy
có mạch máu và thần kinh đi qua. Mỗi tiểu thùy có tiểu phế quản đi vào, chia nhỏ
dần, tận cùng là các phế nang.
-
Phế nang là các túi nhỏ có thành rất mỏng, xung quanh có mạng lưới
mao mạch. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi
trường ngoài xảy ra ở đây.
6.4. Mạch máu và thần kinh:
-
Cấp máu cho 2 phổi là động mạch phế quản tách ra từ động mạch chủ
ngực.
-
Chhi phối hoạt động của phổi là các nhánh thần kinh tách ra từ đám
rối tim phổi.
7.
Màng phổi: Gồm 2
lá:
-
Lá thành dính sát vào mặt trong lồng ngực, lá tạng dính sát vào tổ
chức phổi trừ rốn phổi, lách vào giữa các phân thùy phổi.
-
Giữa 2 lá là khoang màng phổi, trong đó chứa thanh dịch và luôn áo
áp xuất âm nên phổi luôn được hút sát vào thành ngực.
-
Tương ứng với các bờ của phổi là các cùng đồ (góc) màng phổi,
trong đó sâu nhất là cùng đồ sườn hoành.
II.
SINH LÝ HÔ
HẤP
1. Hiện tượng cơ học trong hô
hấp:
1.1. Các động tác thở:
-
hít vào là động tác chủ động do các dây thần kinh vạn động hưng
phấn làm co các cơ hô hấp ở thành ngực và cơ hoành nên lồng ngực nở ra theo cả 3
chiều trước sau, xuống dưới và 2 bên nên phổi được kéo nở ra theo, vì vậy áp
xuất không khí trong phổi giảm thấp hơn áp xuất không khí bên ngoài nên không
khí từ ngoài được hút vào phổi. khi hít vào cố gắng,
lồng ngực nở ra tối đa nên không khí được hút vào nhiều hơn.
-
Thở ra là động tác thụ động do các dây thần kinh vận động bị ức
chế làm cho các cơ hô hấp trở về trạng thái bình thường nên lồng ngực co lại,
thể tích lồng ngực giảm, áp xuất không khí trong phổi cao hơn áp xuất không khí
bên ngoài nên không khí được đẩy từ phổi ra ngoài. Thở chậm và êm hơn động tác
hít vào.
1.2. Nhịp thở và tần số thở:
-
Mỗi lần hít vào, thở ra là một nhịp thở.
-
Tần số thở ở người trưởng thành từ 16 – 20 nhịp/phút, trẻ sơ sinh
40, trẻ 5 – 15 tuổi là 26 nhịp/phút.
1.3. Dung lượng phổi: 4,5 – 5 lít, gồm dung tích
sống và thể tích cặn:
-
Dung tích sống ở người trưởng thành bình thường khoảng 3,5 lít,
trong đó:
+ Thể
tích lưu thông:
+ Thể
tích bổ xung khi hít vào cố gắng:
+ Thể
tích dự trữ khi thở ra cố gắng:
|
0,5
l
1,5
l
1,5
l
1-1,5
l
|
2. Hiện tượng lý hóa trong hô
hấp:
2.1. Nhiệt độ, độ ẩm, thành phần hóa
học:
-
Nhiệt độ và độ ẩm của không khí thở ra cao hơn không khí vào.
-
Không khí hít vào có tỉ lệ O2 cao hơn và tỉ lệ
CO2 thấp
hơn trong không khí thở ra.
2.2. Sự trao đổi khí giữa phổi và
máu:
- Tại
phế nang: PaO2
là 100 mmHg, PaCO2 là 40 mmHg;
- Tại
máu mao mạch phổi:
PaO2 là 40 mmHg,
PaCO2 là 46 mmHg.
Theo quy luật khuyếch tán O2 khuyếch
tán từ phế nang vào máu mao mạch phổi, gắn với Hb của
hồng cầu, làm cho máu mao mạch từ chỗ sẫm màu chuyển thành đỏ tươi rồi về tim
bằng 4 tĩnh mạch phổi. CO2 khuếch tán từ máu mao mạch phổi vào phế nang rồi được đưa ra ngoài bằng động
tác thở ra.
2.3. Sự trao đổi khí giữa máu và tế
bào:
- Tại
máu mao mạch:
PaO2 là 94 mmHg,
PaCO2 là 40 mmHg;
-
Trong tế bào PaO2 là 30 mmHg, PaCO2 là 50 mmHg.
Theo quy luật khuếch tán, O2 khuếch
tán từ mao mạch vào tế bào, CO2 khuếch tán
từ tế bào vào máu mao mạch, gắn với Hb của hồng cầu, lmf cho máu mao mạch từ đỏ
tươi thành sẫm màu, hợp lại thành tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ phải.
2.4. Tình trạng thiếu
O2:
-
Tế bào chịu đựng tình trạng thiếu O2 kém nhất là tế bào
vỏ não, những tế bào chịu đựng lấu hơn là tế bào da, cơ, dạ dày, ruột.
-
Tình trạng thiếu O2 có thể do một số bệnh hô hấp làm
cản trở sự thông khí, cản trở sự trao đổi khí, do tuần
hoàn bị ngưng trệ, không khí loãng, thiếu máu, nhiễm độc CO…
3. Điều hòa hô hấp:
3.1.
Phản xạ tự động của trung
tâm hô hấp; Trung tâm hô hấp ở hành não, có trung khu hít vào và thở ra. Khi
trung khu này bị ức chế sẽ hưng phấn trung khu kia.
3.2.
Cơ chế điều hòa hô
hấp:
-
Cơ chế hóa học: Quan trọng nhất là vai trò của CO2, khi
nồng độ CO2 trong máu tăng sẽ gây ra thở nhanh, tăng quá cao sẽ gây
ra ngừng thở. Khi nồng độ CO2 trong máu giảm sẽ gây thở chậm nhưng
nếu giảm quá nhiều cũng gây ngừng thở. Vì vậy khi cho người bệnh thở
O2, người ta dùng hỗn hợp khí Cacbogen có 95% O2 và 5%
CO2.
-
Điều hòa của vỏ não: Vỏ não có ảnh hưởng thường xuyên tới tần số
và biên độ thở. Ví dụ: Tự ý thở nhanh, chậm, nông, sâu. Các kích thích tâm lý
như vui, buồn, sợ hãi…cũng làm thay đổi nhịp thở.
-
Phản xạ ngoại biên như đau, nóng làm thở nahnh. Nếu kích thích quá
mạnh có thể gay ngừng thở. Ngửi phải hơi độc, mùi khó chịu gây thở chậm hoặc
ngừng thở, mùi thơm gây thở nhanh…
-
Vai trò của dây thần kinh X: Khi hít vào các phế nang giãn ra kích
thích dây X làm hưng phấn trung khu thở ra, ức chế trung khu hít vào tạo nên
động tác thở ra. Khi thở ra, dây X không bị kích thích nữa thì trung khu thở ra
lại bị ức chế và hưng phấn trung khu hít vào tạo nên động tác hít vào.
0 nhận xét:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã để lại những ý kiến quý báu. Nam rất mong bạn ủng hộ nhiều hơn nữa cho http://www.duongvannam.name.vn/