.............

...........

Home » » Thai nhi đủ tháng

Thai nhi đủ tháng

 I.                  THAI NHI ĐỦ THÁNG
1.     Tiêu chuẩn thai nhi đủ tháng:
-         Tuổi thai từ 38 – 41 tuần. Non tháng < 37 tuần, già tháng > 41 tuần.
-         Cân nặng: 2800 – 3200g. cao 49 – 50 cm.
-         Móng tay móng chân chùm đầu ngón. Tóc dài 2 cm.
-         Da hồng hào, trên da có gây bao phủ. (Non tháng da đỏ, già tháng da nhăn nheo và nhuốm phân su).
-         Bộ phận sinh dục: Trẻ trai tinh hoàn đã xuống hạ bừu.
Trẻ gái môi lớn đã chùm môi nhỏ.
2.     Giải phẫu thai đủ tháng:
2.1.         Đầu:
*Cấu tạo: Gồm 9 xương:
- Có 3 đôi xương chẵn: 2 xương trán, 2 xương đỉnh, 2 xương thái dương.
- Có 3 xương lẻ: 1 xương bướm, 1 xương chẩm, 1 xương sàng.
- Đầu chia làm 2 phân: vùng sọ và vùng mặt
*Vùng sọ: Chia 2 phần là đỉnh sọ và đáy sọ:
+ Vùng đỉnh sọ: Thu hẹp được khi chuyển da.
+ Gồm 2 xương trán, 2 xương đỉnh và 1 xương chẩm.
+ Các xương nối với nhau tạo thành các khớp.
+ Có 1 khớp dọc ở giữa nối 2 xương trán, 2 xương đỉnh.
+ Có 4 khớp ngang nối xương trán và đỉnh, đỉnh – chẩm.
+ Các khớp giao nhau tạo thành các thóp:
-         Thóp trước hình thoi là giao điểm của 4 đường khớp gồm dọc giữa trán – trán, đỉnh – đỉnh và 2 khớp ngang là trán – đỉnh.
-         Thóp sau hình tam giác là giao điểm của 3 đường khớp là khớp đỉnh chẩm, đỉnh – chẩm, đỉnh – đỉnh.
Lưu ý: Trên lâm sàng phải chẩn đoán được 2 thóp này để chẩn đoán xác định ngôi. Khi chuyển dạ có hiện tượng chồng khớp nên thóp sau chỉ là giao điểm của 3 đường khớp không còn hình tam giác.
+ Vùng đáy sọ (nên sọ): Có xương sàng, xương đá, xương bướm, lỗ chẩm không thu nhỏ được khi chuyển dạ.
*Vùng mặt: Không thu nhỏ được khi chuyển dạ.
2.2. Các đường kính của đầu;
*Đường kính trước sau:
-         Đường kính hạ chẩm – thóp trước 9,5 cm (Chỏm cúi tốt).
-         Đường kính hạ chẩm – trán 10,5 cm 9Ngooi chỏm cúi vừa)
-         Đường kính chẩm – trán 12cm (11,5 cm) (Chỏm không cúi)
-         Đường kính thượng chẩm – cằm 13,5 cm (ngôi trán)
-         Đường kính chẩm – cằm 13cm (Ngôi thóp trước)
* Đường kính trên dưới: Đường kính hạ cằm – thóp trước: 9,5 cm (ngôi mặt)
* Đường kính ngang:
-         Đường kính lưỡng đỉnh: 9,5 cm.
-         Đường kính lưỡng thái dương: 8cm.
* Chu vi của đầu:
-         Chu vi bé nhất đi qua đường kính hạ chẩm – thóp trước: 32 cm.
-         Chhu vi trung bình đi qua đường kính chẩm trán: 34 cm.
-         Chu vi lớn nhất đi qua đường kính thượng chẩm – cằm 37 cm (38cm).
2.2.         Cổ và thân:
-         Cổ chịu được lực kéo 50kg.
-         Vai: Đường kính lưỡng mỏm vai 12cm khi chuyển dạ vai ép lại còn 9,5 cm.
-         Vòng ngực: 32 – 35 cm.
-         Mông: Đường kính lưỡng mấu chuyển: 9cm.
Đường kính cùng chày: 11cm, chuyển dạ thu nhỏ: 8 cm.
Đường kính cùng – mu: 6 cm.
II.               SINH LÝ THAI ĐỦ THÁNG
1.     Tuần hoàn:
1.1.         Đặc điểm tuần hoàn thai nhi đủ tháng:
-         Tim chia làm 4 buồng: 2 tâm nhĩ thông nau qua lỗ Botal.
-         Động mạch chủ thông với động mạch phổi nhờ ống thông động mạch.
-         Máu pha trộn đỏ đen, nồng độ ooxxy trong máu thấp nên sự chịu đựng thiếu ooxxy của thai cao.
-         Sơ sinh ra đời lỗ Botal đóng lại hoàn toàn sau 5 tuần, ống thông động mạch teo dần, teo hẳn sau 11 tuần.
1.2.         Xhu kỳ lưu thông của máu thai nhi: Máu đỏ từ gai rau theo tĩnh mạch rốn vào tĩnh mạch ARATIUS ở sau gan rồi đổ vào tĩnh mạch trên gan -> tĩnh mạch chủ dưới, vào nhĩ phải rồi sang nhĩ trái qua lỗ Botal. Máu từ tĩnh mạch chủ trên vào nhĩ phải xuống thất phải rồi lên động mạch phổi. (Nhưng phổi chưa làm việc) đa phần máu sang động mạch chủ qua ống thông động mạch. Máu ở nhĩ trái nhận máu ở nhĩ phải sang và cả máu từ tĩnh mạch phổi về, sau đó xuống trái rồi vào động mạch chủ để đi nuôi cơ thể. Tại động mạch chủ sau khi phân chia quai động mạch cánh tay đầu thì động mạch chủ nhận thêm máu đen từ động mạch phổi, ở động mạch chậu trong (Động mạch hạ vị) tách ra động mạch rốn, 2 động mạch rốn theo dây rau vào bánh rau.
2.     Hô hấp:
-         Thai không thở nên phổi đặc, màu hồng sẫm.
-         Thai ra đời phổi hoạt động nên phổi xốp.
3.     Tiêu hóa:
-         Bộ máy tiêu hóa chưa hoạt động, thai uống nước ối.
-         Trong ruột có phân su: Dịch ruột, dịch mật, niêm mạc từ đường tiêu hóa bong ra và nước ối. phân su vô khuẩn.
-         Dung tích dạ dày 30 – 35ml.
4.     Bài tiết:
-         Thận bài tiết nước tiểu nên trong nước ối có nước tiểu.
-         Da bài tiết chất bã nhờn từ tháng thứ 5.
III.           PHẦN PHỤ ĐỦ THÁNG
1.     Bánh rau:
1.1.         Giải phẫu học:
*Bánh rau hình đĩa úp, nặng bằng 1/6 trọng lượng của thai. Đường kính khoảng 20 cm, dày 2,5 -3 cm, rìa mỏng.
*Bánh rau có 2 mặt: (vẽ 2 mặt bánh rau)
- Mặt múi: Mặt bóm vào tử cung có 15 – 20 múi, màu đỏ thịt, giữa các múi có rãnh ngăn cách.
- Mặt màng: Mặt hướng về phía thai có nội sản mạc che, dưới màng là những mạch máu đi tiwf cuống rốn tỏa ra xung quanh theo hình nan hoa.
*Bánh rau gồm các gai rau, được cấu tạo bởi 2 lớp tế bào là tế bào hội bào và tế bào Langhans.
- Gai rau đục niêm mạc tử cung tạo thành hồ huyết.
- Có 2 loại gai rau: Gai rau dinh dưỡng và gai bám:
+ Gai rau dinh dưỡng: Làm nhiệm vụ dinh dưỡng.
+ Gai bám: Bám vào nóc hoặc nóc hồ huyết.
+ Diện tích của gai rau: 12 – 14 m2.
1.2.         Chức năng của bánh rau:
*Chức năng hô hấp: Nhận oxy va nhả CO2.
*Chức năng cung cấp các chất dinh dưỡng:
- Nhận các Acid amin, Glucid, Lipit (Nhưng ít, nên các viamin tan trong dầu được hấp thu ít), các muối khoáng.
- Thải các chất thải chuyển hoa khác.
*Chức năng bảo vệ: Là màng chứn các vi khuẩn, kháng thể…
- Từ tháng thứ 4 một số chất có hại qua được rau thai.
*Chức năng nội tiết: Tiết ra Ostrogen, Progesteron giống buồng trứng.
- Tiết ra HCG, HPL đặc hiệu của rau thai.
2. Dây rau:
-         Dài 45 – 60 cm, to bằng ngón tay.
-         Được bọc bởi 1 sản mạc. giữa có 2 động mạch rốn mang máu màu đỏ đen, 1 tĩnh mạch rốn to  mang máu màu đỏ. Xung quanh mạch máu có thạch Wharton
-         Thai sống dây rau màu trắng, thai chết dây rau màu tím, thai suy dây rau màu vàng.
3.     Nước ối:
3.1.         Tính chất nước ối:
-         Máu lờ lờ trắng, có vị hơi ngọt.
-         PH của nước ối là 6,95 – 7,1.
-         Thành phần gồm: 98 - 99% là nước, còn lại là muối khoáng, Albumin, đường…Cả tế bào sinh dục, tế bào tiết niệu…
-         Lượng nước ối bình thường 500 – 1000g (500 – 1000ml).
3.2.         Sự tái tại của nước ôi:
-         Phần chính do nội sản mạc tiết.
-         1 phần từ máu mẹ.
-         Thai bài tiết vào nước ối. Nội sản mạc hấp thụ để tiêu nước ối.
3.3.         Tác dụng sinh lý của nước ối:
-         Bảo vệ thai nhi đỡ sang chấn.
-         Giúp cho ngôi bình chỉnh.
-         Giữ cân bằng nước trong cơ thể thai nhi.

-         Ngăn cản sự chèn ép rau và dây rau. Giữ dây rau khỏi khô (Tránh suy thai).

Chào mừng đến với : Dương Văn Nam - cảm ơn các bạn đã đọc bài viết

» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy liên hệ với tôi qua email: emailphuongnam@gmail.com.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu nếu có thể.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý.

Tham gia thêm: Facebook | Twitter :: Thank you for visiting ! ::

0 nhận xét:

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã để lại những ý kiến quý báu. Nam rất mong bạn ủng hộ nhiều hơn nữa cho http://www.duongvannam.name.vn/

Liên hệ : Dương Văn Nam | PhuongNamBlog
Copyright © 2020. Phương Nam Blog
Xem tôt nhất bằng trình duyệt: Chrome hoặc firefox
Được thiết kế trên Blogger