THIỂU ỐI
1. Đại cương
Thiểu ối là thể tích nước ối giảm hơn so
với bình thường, có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi thai nào. Biểu hiện lâm sàng không
rầm rộ như đa ối. Gọi là thiểu ối khi chỉ số ối dưới 50mm hoặc chỉ số ối giảm
25% mỗi tuần khi tuổi thai trên 41 tuần. Thiểu ối gồm hai loại: thiểu ối cấp và
thiểu ối mãn
Thiểu ối cấp thường do vỡ ối gây ra, việc
xử trí không dựa vào chỉ số ối mà dựa vào nguyên nhân vỡ ối, dựa vào tiên lượng
khả năng thai có khả năng lọt xuống được không để quyết định việc mổ hay không
mổ. Trong khi đó thiểu ối mãn thường do bệnh lý của thai gây ra, trong xử trí,
người ta dựa vào chỉ số ối để quyết định mổ, đình chỉ thai nghén hay theo dõi
thêm. Thiểu ối mãn tỷ lệ mổ lấy thai cao, nguy cơ tử vong sơ sinh cao.
Tỷ lệ thiểu ối khoảng 0,4 đến 3,9 % trong
tổng số thai nghén.
2. Nguyên nhân
2.1. Thai dị dạng
- Bệnh lý hệ tiết niệu của thai: không có
thận, teo niệu quản bẩm sinh, thận không phát triển, tắc niệu quản.
- Tứ chứng Fallot, dị dạng hệ thần kinh
trung ương: thai vô sọ, não úng thuỷ, thoát ví não màng não.
- Bệnh lý về nhiễm sắc thể: Ba nhiễm sắc
thể 18, hội chứng Tumer.
- Thoát vị cơ hoành, thoát vị rốn, teo
hành tá tràng, dò thực quản, khí quản Hệ hô hấp: giảm sản phổi
2.2. Thai thiếu oxy máu mãn
Thai chậm phát triển trong tử cung trong
trường hợp mẹ cao huyết áp, thiếu máu, thai quá ngày sinh, dây rốn bị chèn ép,
bệnh lý dây rốn làm cản hờ tuần hoàn thai nhi.
2.3. truyền máu thai trong sinh đôi chung tuần hoàn
Vỡ ối non là nguyên nhân thường gặp nhất
của thiểu ối cấp, tỷ lệ vỡ ối non khoảng 2%.
Thiểu ối mạn có thể do thai dị dạng hay
thiếu oxy trường diễn. Một trong những thành phần của dịch ối là nước tiên của
thai nhi. Trong những trường hợp tắc đường tiết niệu hoặc rối loạn chức năng
thận sẽ dẫn đến giảm thiều sự tạo thành dịch ối.
- Thai thiếu oxy có thể là hậu quả của suy
tuần hoàn tử cung rau, do mẹ thiếu oxy, dây rau bị chèn ép trong khi mang thai,
bánh rau bị xơ hoá. Lúc này sẽ có sự phân bố lại lưu lượng máu tới các cơ quan,
những tạng được ưu tiên là não, tim, tuyến thượng thận, còn ruột các cơ lách và
hai thận ít được ưu tiên dẫn đến tình trạng lưu lượng máu tới thận giảm và
lượng nước tiểu bài tiết ít đi. Người ta cũng thấy rằng khi lưu lượng máu tới
thận giảm thai có thể chế tiết ra Vasopressin và Catecholamin có tác dụng làm
giảm bài tiết của thận.
- Dịch ối vừa có tác dụng bảo vệ thai, vừa
có tác dụng dinh dưỡng cho thai, vì vậy khi thiểu ối thai sẽ kém phát triển, dễ
bị suy thai trong khi chuyển dạ và tỷ lệ tử vong chu sản cao.
3. Triệu chứng và chẩn đoán
3.1. Triệu chứng lâm sàng chỉ có giá trị gợi ý
Nghi ngờ thiểu ối khi sờ nắn tử cung thấy
rất rõ các phần thai mà không cảm thấy có nước ối, khó làm động tác di động đầu
thai.
- Khi vỡ đầu ối, không thấy có nước ối
chảy ra, hoặc nước ối chảy ra rất ít. Hồi cứu lâm sàng sau khi đẻ hoặc mổ tử
cung lấy thai không thấy nước ối tròng buồng tử cung, mới xác định được là
thiểu ối
3.2. Chẩn đoán xác định thiểu ối dựa vào kết quả siêu âm
- Pheland đưa ra kỹ thuật đánh giá thể
tích nước ối ở tuổi thai 36 đến 42 tuần bằng cách đo 4 vùng của tử cung, với
đầu dò đặt vuông góc.với mặt phẳng nằm ngang, đo đường kính dọc lớn nhất ở mỗi
phần tư và cộng lại. Con số này gọi là chỉ số ối (AFI: Amniotic Fluid Inđex).
- Khi đang đủ tháng, chỉ số ối trung bình
là 124 ± 46 mm. Thiểu ối khi chỉ số ối dưới
50 mm. Khi thai trên 41 tuần mà mỗi tuần chỉ số ối giảm 25% được coi là thiểu
ối.
4. Xử trí thiểu ối khi chưa chuyển dạ
4.1. Khi thai chưa đủ tháng
- Nếu ối còn, siêu âm thấy cấu trúc hệ
tiết niệu thai nhi bình thường, hiện nay chưa có biện pháp điều trị nào đặc
hiệu. Khuyên bệnh nhân nằm nghiêng trái, đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt mục đích
là để cải thiện tuần hoàn tử cung rau.
- Thiểu ối mà không có dị dạng bẩm sinh,
có thể là do tuần hoàn tử cung rau bị suy hay tắc một phần tuần hoàn rau - thai
(bệnh lý dây rốn). Lúc này phải tuỳ theo tuổi thai, tình trạng thai và khả năng
nuôi dưỡng trẻ non tháng để quyết định cách xử trí cho phù hợp, nên giữ thai
tới trên 35 tuần tuổi.
- Tất cả những trường hợp thiểu ối mà tiên
lượng thai tốt, không dị dạng lớn, người ta có thể tăng tuần hoàn rau thai, hy
vọng cải thiện phần nào thể tích nước ối bằng cách truyền dung dịch glucoze 5%
hoặc dung dịch ringer lactat 500 ml/ngày
- Thiểu ối kèm theo dị dạng hệ tiết niệu,
đường tiêu hoá cần phải làm các thăm dò xét nghiệm để xác định những bất thường
đó xem có khả năng điều trị hay không để có thái độ điều trị giữ thai hay đình
chỉ thai nghén. Nếu không có khả năng giữ được thai hoặc thai dị dạng thì đình
chỉ thai nghén
4.2. Khi thai đủ tháng
Cần phải theo dõi Monitoring, làm test
không đả kích, nếu xuất hiện dịp biến đổi hay nhịp chậm thì mổ lấy thai ngay,
không nên làm thêm test co tử cung nữa. Nếu còn làm được test co tử cung mà
nhịp tim thai vẫn nằm trong giới hạn bình thường thì cần đánh giá chỉ số Bishop
để có thể giúp thày thuốc quyết định mổ hay đình chỉ thai nghén bằng gây chuyển
dạ và cho đẻ đường dưới.
Hiện nay người ta dựa vào kết quả siêu âm
để quyết định thái độ xử trí:
- Chỉ số ối < 28mm: mổ lấy thai.
- Chỉ số ối từ 28 - 40mm: đình chỉ thai
nghén.
- Chỉ số ối từ 40 - 60mm: theo dõi sát tại
viện
- Chỉ số ối từ 60 - 80mm: theo dõi tại nhà
5. Xử trí thiểu ối trong khi chuyển dạ
- Trong chuyển dạ, thiểu ối làm tăng nguy
cơ suy thai do vậy cần phải theo dõi cuộc chuyển dạ hết sức sát sao, phát hiện
sớm dấu hiệu suy thai, nên chủ động hồi sức thai có hệ thống. Tuỳ theo chỉ số
ối và tình trạng biến đổi trong khi chuyển dạ mà cổ thái độ xử trí sản khoa
thích hợp: mổ cấp cứu, đình chỉ thai nghén hay theo dõi sát sao.
- Chỉ định mổ lấy thai tuyệt đối khi chỉ
số ối dưới 28mm. Chỉ số ối 28 - 40 thì chỉ định mổ khi tiên lượng thai không có
khả năng đẻ đường dưới, chỉ số Bishop < 6.
6. Phòng bệnh
Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa
thiểu ối thật hữu hiệu, cần ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ dẫn đến thiểu ối như:
- Điều trị các bệnh mãn tính: cao huyết
áp, bệnh thận, đái đường, viêm nhiễm đường sinh dục trước khi có thai.
Khi có thai, đặc biệt ở ba tháng đầu cần
thận trọng khi dùng bất kỳ thứ thuốc gì, cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ
chuyên khoa khi dùng thuốc.
Khi có thai, nếu bị viêm nhiễm đường tiết
niệu, sinh dục cần phải được điều trị tốt tránh rỉ ối, ối vỡ non dẫn đến thiểu
ối.
Cần
phải khám thai định kỳ để phát hiện sớm nhưng bất thường về thai nghén đặc biệt
thai quá ngày sinh.
0 nhận xét:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã để lại những ý kiến quý báu. Nam rất mong bạn ủng hộ nhiều hơn nữa cho http://www.duongvannam.name.vn/