.............

...........

Home » » Chẩn đoán thai nghén

Chẩn đoán thai nghén


I.                  CHẨN ĐOÁN THAI NGHÉN
Thời gian nghén trung bình là 40 tuần lễ, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. khi có thai, người phụ nữ có nhiều dấu hiệu biểu hiện trên cơ thể, có thể dựa vào đó để xác định trạng thái nghén. Khi thai đã lớn, thấy các cử động của thai nhi trong bụng, nhưng trong những tuần đầu tiên của thai nghén, việc xác định tình trạng có thai không dễ dàng. trước đây khi chưa có các phương tiện hỗ trợ đáng tin cậy như hiện nay (que thử thai nhanh, siêu âm) thì chỉ khi thai ngoài 3 tháng mới có thể xác định một cách chắc chắn.
1.     Chẩn đoán thai nghén trong 4 tháng rưỡi đầu:
1.1.         Dấu hiệu lâm sàng:
-         Tắc kinh: Một phụ nữ đã có sinh hoạt tình dục, đột nhiên tắt kinh thì việc đầu tiên nghĩ đến có thai. Tất nhiên mất kinh có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng với người có kinh nguyệt hàng tháng, nay mất kinh thì trên 90% là do thai nghén.
-         Tình trạng nghén: Trong dân gian gọi là "ốm nghén" biểu hiện bằng các triệu chứng:
+ Người phụ nữ cảm thấy mỏi mệt, uể oải, có rối loạn về giấc ngủ: có thể lúc nào cũng buồn ngủ, có khi ban ngày thì ngủ gà ngủ gật, nhưng đêm lại không ngủ được. tính tình cũng nhiều thay đổi: dễ bị kích thích, hay cáu gắt, buồn vui thất thường, có khi chẳng vì lý do gì cũng sụt sùi khóc lóc.
+ Ăn uống trở nên thất thường, bữa chính thì ăn uể oải, nhưng lại hay ăn vặt và thèm ăn các thức ăn chua, ngọt hay cay, đắng, có khi sợ các thức ăn trước nay vẫn thích. Có người còn ăn linh tinh các thứ rất đặc biệt như ăn đất sét nướng, ăn vôi vữa trên tường.
+ Thường hay ứa nước bọt, lợm giọng buồn nôn và nôn. Hay nôn vào buổi sáng hoặc sau khi ăn, thậm chí có người còn nôn nặng: ăn gì nôn nấy, hết thức ăn thì nôn khan, có khi nôn cả ra mật đắng.
-         Thay đổi ở vú: Từ khi tắt kinh vú luôn luôn căng, tức, nắn vào hơi đau và thấy các thùy tuyến vú giống như các ngày sắp kinh trước đây. sau vài tuần chậm kinh, quầng vú và núm vú đổi mầu thẫm dần và tại quầng vú nổi caccs hạt nhỏ. trên da ngực có các tĩnh mạch nổi lên khá rõ.
-         Thân nhiệt thường hơi cao: Trong 3 – 4 tháng đầu, do sự tồn tại của hoàng thể thai nghén.
-         Rối loạn đi tiểu: Hay có triệu chứng đái rắt, vì bàng quang bị kích thích, nhưng không bao giờ đái buốt, đái máu hay đái mủ.
-         Nếu khám phụ khoa: Sẽ thấy niêm mạc âm đạo và cổ tử cung có mầu tím, do xung huyết. Cổ tử cung mềm, phần ngoài mềm hơn phần ở giữa. thân tử cung mềm và to ra, nên ngón tay đặt ở túi cùng bên đẫ chạm được đến thân tử cung (dấu hiệu Noble). Trong lúc khám có thể thấy tử cung co bóp, nên đang mềm thấy chắc lại. khi sờ bụng dưới những tuần đầu thường chưa phát hiện được gì, từ tuần thứ 8 trở đi có thể nắn thấy đáy tử cung trên xương mu và trung bình mỗi tháng đáy tử cung cao thêm lên 4 cm. khi thai được 20 tuần, đáy tử cung thường ngang với rốn.
-         Cuối thời kỳ này: Vào khoảng tuần thứ 20 có thể nghe thấy tim thai khi khám và thai phụ có thể thấy thai bắt đầu sử động (thai máy). Chửa con dạ cảm giác thấy thai máy sớm hơn (18 – 20 tuần), con so thấy máy muộn hơn (20 – 22 tuần) vì chưa có kinh nghiệm.
1.2.         Xét nghiệm: Hỗ trợ cho thăm khâm lâm sàng có thể giúp thầy thuốc và hộ sinh chuẩn đoán thai nghén từ rất sớm:
-         Dùng que thử thai nhanh: Nhúng que thử vào nước tiểu, nếu trên que xuất hiện 2 vạch đỏ thì phản ứng dương tính, người phụ nữ đã có thai. nếu chỉ đỏ 1 vạch là phản ứng âm tính. độ chính xác của xét nghiệm có thể tới 95% từ khi mới chậm kinh 5 ngày trở đi (thai tuần thư 5).
-         Thăm dò bằng siêu âm: Trên màn hình sẽ xuất hiện túi ối trong tử cung với mầm thai và có thấy được cả nhịp đập của ống động mạch nguyên thủy của thau từ tuần thứ 6.
-         Chú ý: Nghiêm cấm chẩn đoán giới tính của thai nhi.
2.     Chẩn đoán thai nghén 4 tháng rưỡi sau:
2.1.         Dấu hiệu lâm sàng:
-         Ở thời kỳ này các triệu cứng có thai đã rõ ràng. các dấu hiệu cơ năng về tình trạng thai nghén đã hết. Các dấu hiệu thực thể tại vú vẫn tồn tại và phát triển.
-         Bụng thai phụ mỗi ngày một to thêm.
-         Thai phu nhận biết được cử động của thai trong tử cung (thai máy). trường hợp không nhớ ngày kinh cuối có thể căn cứ ngày thai máy lần đầu để dự đoán tuổi thai.
-         Khi khám nắn bụng có thể thấy các phần của thai nhi bập bềnh trong buồng ối, có thể đo được chiều cao tử cung, nghe được tim thai. Vào những tuần cuối của thai nghén, qua sờ nắn ngoài có thể xác định được những vị trí thai nằm trong tử cung, để chẩn đoán ngôi thế của nó.
2.2.         Cận lâm sàng: Siêu âm chẩn đoán thai , rau, ối.
3.     Chẩn đoán phân biệt:
3.1.         Trong giai đoạn đầu:
-         Các bệnh nội khoa hoặc nội tiết gây mất kinh.
-         Trường hợp có thai giả (thai tưởng tượng) do quá mong muốn có thai hoặc quá sợ mang thai, người phụ nữ không thụ tinh nhưng cũng thấy mất kinh, nghén giống như người có thai thật.
-         Những trường hợp thấy tử cung to và mềm, nhưng lại là u xơ tử cung hoặc nhầm một u nang buồng trứng với tử cung.
3.2.         Trong giai đoạn sau: Rất ít khi nhầm lẫn nhưng cũng cần phân biệt với:
-         Các bệnh có khối u, tích mỡ ở bụng do béo phì hoặc cổ trướng (dịch trong ổ bụng) làm bụng mỗi ngày ta ra.
-         Trường hợp chửa giả người phụ nữ cũng có thể thấy bụng to dần ra, có cảm giác và khẳng định với thầy thuốc là thai máy. Nên nhớ đây là bệnh lý về tinh thần, chứ không phải giả có thai vì một mưu đồ không tốt nào đó.
4.     Cách tính tuổi thai và dự đoán ngày sinh:
4.1.         Tính tuổi thai và dự đoán ngày sinh: Tuổi thai đúng ra phải tính từ khia thụ tinh đến ngày sinh, nhưng vì không có cách nào xác định được ngày thị tinh nên người ta thống nhất lấy ngày đầu của kỳ kinh cuối để bắt đầu tính tuổi thai, mặc dầu ngày đố khó có thể thụ tinh theo tuần hoặc ngày.
-         Ví dụ: Một phụ nữ có ngày đầu cảu kỳ kinh cuối là 20 tháng 2 năm 2003. Đến ngày 25 tháng 4 được đăng ký thai nghén. Tuổi thai của người phụ nữ nầy sẽ là:
+ Từ 20/2 đến 19/3: 28 ngày (tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày).
+ Từ 20/3 đến 19/4: 31 ngày (tháng 3 chỉ có 31 ngày).
+ Từ 20/4 đến 25/4: 5 ngày.
                        Cộng: 64 ngày (hay 9 tuần 1 ngày).
-         Trên thực tế khi tính tuổi thai cần có một tờ lịch của năm hoawacj một quyển lịch bỏ túi.
-         Trường hợp thai phụ không nhớ ngày kinh hoặc không có kinh (ddabf cho con bú chẳng hạn) thì có thể dựa vào ngày đầu tiên có cảm giác thai máy, kho đó với thai lần đầu: tuổi thai 20 – 22 tuần, nếu thai con rạ: tuổi thai sẽ là 10 – 20 tuần.
4.2.         Dự kiến ngày sinh:
-         Thai được coi là đủ tháng khi tuổi thai đủ 37 tuần đến hết 41 tuần, trung bình là 40 tuần (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối).
-         Trường hợp thai phụ nhớ được ngày kinh dương lịch: Áp dụng công thức sau:
+ Ngày dự kiến sinh: Ngày đầu kỳ kinh cuối + 7 ngày.
+ Tháng dự kiến sinh: Tháng có kỳ kinh cuối + 9 (hoặc -3). (+ 9 khi tháng còn kinh nhỏ hơn 4 và trừ 3 khi tháng có kinh cuối cùng từ tháng thứ 4 trở đi).
+ Tuổi thai tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối đến ngày dự tính tròn 40 tuần.
-         Ví dụ 1: Chị An đang có thai, ngày đầu kỳ kinh cuối là 21/2/2003. Dự kiến ngày sinh của chị là:
+ Ngày dự kiến sinh: 21 + 7 = 28.
+ Tháng dự kiến sinh: 2 + 9 = 11.
Kết quả: Dự kiến ngày sinh của chị An là: 28/11/2003.
- Ví dụ 2: Chị Lâm có thai, ngày đầu của kỳ kinh cuối là 28/8/2003. Dự kiến ngày sinh cảu chị là:
+ Ngày sinh dự kiến: 28 + 7 = 35.
+ Tháng sinh dự kiến: 8 – 3 = 5.
Kết quả: Dự kiến ngày sinh của chị Lâm: 35/5/2004. hay 5/6/2004.
-         Trường hợp thai phụ nhớ ngày kinh theo lịch âm. Vì các tháng âm lịch đủ chỉ có 30 ngày và tháng thiếu đều là 29 ngày, khác với dương lịch (tháng đủ 31, tháng thiếu 30, riêng tháng 2 hàng năm chỉ cos28 hoặc 29 ngày), vì thế công thức tính ngày sinh dự kiến theo âm lịch như sau:
Ngày dự kiến sinh: Ngày đầu kỳ kinh cuối (theo âm lịch) + 15.
Tháng dự kiến sinh: Tháng có kỳ kinh cuối (theo âm lịch) + 9 (hoặc – 3).
*Chú ý: Các năm nhuận âm lịch sẽ dôi ra hẳn 1 tháng chứ không như năm nhuận dương lịch chỉ dôi ra có 1 ngày (ngày 29/2). Vì thế khi tính ngày dự kiến sinh theo lịch âm cần chú ý xem trong năm đó hoặc năm sau có phải là năm nhuận không và nếu có thì nhuận vào tháng nào để tính được chính xác ngày tháng sinh dự kiến.
II. QUẢN LÝ THAI NGHÉN
     Quản lý thai nghén bao gồm hai công việc là đăng ý thai nghén và theo dõi người có thai trong suốt quá trình thai nghén, nhằm kịp thời phát hiện các nguy cơ có thể dẫn đến tai biến sản khoa, để có biện phá phong ngừa và sử lý đúng đắn nhất.
1.     Đăng ký thai nghén:
Là công việc lập danh sách toàn bộ số phụ nữ có thai, tại một cơ sở do người hô sinh phụ trách. Muốn làm được như vậy, phải phatshieenj được người có thai và càng phát hiện sớm càng tốt. Để làm được việc phát hiện này, cần làm tốt công tác giáo dục sức khỏe, truyền thông tư vấn trong cộng đồng, để người phụ nữ khi chậm kinh, hoặc nghi ngờ có thai là đến với cán bộ y tế. mặt khác phải xây dựng một mạng lưới y tế thôn bản và cộng tác viên hoạt động trong cộng đồng, để giúp người hộ sinh công tác tại cơ sở nắm bắt tình hình kịp thời nhất.
2.     Công cụ quản lý thai nghén tại tuyến y tế cơ sở:
Để quản lý được thai nghén tại cơ sở, cần có 4 công cụ quản lý thai nghén sau đây:
-         Sổ đăng ký đồng thời là sổ khám thai.
-         Phiếu khám thai hoặc phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà (nếu có).
-         Ngăn kéo để lưu phiếu khám hoặc phiếu hẹn.
-         Bảng theo dõi quản lý thai tại cơ sở.
2.1.         Sổ khám thai: Là sổ đã được in sawtx do Bộ Y Tế lập để thực hiên thống nhất trong cả nước. Sổ có 27 cột để khi đăng ký và thăm khám, người hộ sinh sẽ ghi các số liệu và tình hình phát hiện được vào từng cột đó. khi các thông tin được ghi đầy đủ, sổ khám thai sẽ giúp cán bộ y tế quản lý tốt sức khỏe thai phụ và có thể đánh giá được chất lượng công việc mình làm.
2.2.         Phiếu khám thai: Hiện nay, tùy từng địa phương phiếu này có thể in hình thức khác nhau, nhưng các thông tin chung trong các phiếu khám thai thường giống nhau. Phiếu dùng để ghi chép tình hình mỗi lần khám thai, từ tình trạng chung của thai phụ đến các số liệu nói lên sự  diễn biễn toàn thân, cũng như về thai nghén.
2.3.         Ngăn kéo để lưu phiếu khám thai hay phiếu hẹn: Đay là một ngăn kéo có 12 ô, mỗi ô để lưu phiếu khám thai (nếu khi khám thai được ghi trên 2 phiếu, một cho thai phụ giữ, một để lưu ở cơ sở y tế) hoặc phiếu hẹn khám của một tháng trong năm.
-         Trường hợp không có ngăn kéo 12 ô, có thể dùng 12 túi để đựng các phiếu theo từng tháng. công cụ này giúp cho người hộ sinh theo dõi được sát sao tình hình khám thai định kỳ của từng thai phụ.
-         Giả sử đang ở tháng thứ 5 nhưng thai phụ cần khám vào tháng 5 đều đã có phiếu trong ô hay túi tên tháng đó. khi thai phụ tới khám, tìm phiếu lưu trong đó sẽ thấy và phiếu sẽ được ghi các thông tin sau khi đã khám. tùy theo hẹn đến khám lần sau, mà phiếu lưu này sẽ được để vào ô hay túi phù hợp.
2.4.         Bảng theo dõi quan lý thai tại cơ sở: Đây là một bảng lớn bằng nhựa, kích thước khoảng 160 và 120 cm được kẻ thành 13 cột dọc, trong đó cột đầu tiên để ghi tên thôn xóm và 12 cột sau để ghi tên tháng từ tháng giêng đến tháng 12 của năm.
-         Các ô ngang, mỗi thôn một ô và tùy theo số thôn xóm mà số ô ngang sẽ được gắn vào đó các "con tom" là một mảnh giấy nhỏ trên đó ghi tên, tuổi thai phụ của thôn xóm đó và tháng dự kiến đẻ của họ (đung vào tháng của ô đó) cùng các chi tiết khác nếu cần thiết.
-         Dưới các ô ngang ghi thôn xóm là ô cộng ghi tổng số nười được dự kiến sinh trong tháng.
-         Ô ngang cuối cùng trong bảng là ô sau đẻ, dành để dán các trường hợp đã sinh trong tháng, được bóc từ các ô phía trên đưa xuống.
-         "con tôm" có thể làm bằng bìa có mầu khác nhau, mỗi màu là một ký hiệu cho biết lần đẻ sắp tới của thai phụ. Ví dụ thường dùng màu xanh cho người sẽ đẻ lần một, màu vàng cho người sẽ đẻ lần hai, màu đỏ cho người đẻ từ lần ba trở lên. tốt nhất là dung giấy thuộc loại chỉ cần bóc bỏ nên lót là có thể gián ngay trên bảng. trường hợp bảng bằng bìa thì phải khâu đính sẵn trên các ô trong bảng, các khuyết bằng chỉ để có thể gai con tôm vào đó.
-         Nội dung ghi trên con tôm, tối thiểu phải có các thông tin sau: Họ và tên thai phụ - Tuổi – Ngày đầu kinh cuối – Ngày dự kiến sinh.
-         Lợi ích của bảng theo thai là:
+ Biết được số sẽ sinh trong từng tháng, trên cơ sở đó đặt kế hoạch phục vụ, đặc biệt trong những tháng có thiên tai (bão lũ lụt) đây sẽ là những đối tượng cần ưu tiên phục vụ và chăm sóc.
+ Có thể cho biết việc phát hiện thai nghén để đăng ký có sớm hay không.
+ Nếu đến hết tháng số tôm vẫn còn hiện lại trên bảng, thì phải xem nguyên nhân: Thai phụ đã đẻ (ở nhà hoặc ở cơ sở khác), còn nếu chưa đẻ, thì có thể là thai đẫ quá hạn, càn được xử trí.

- Tất cả 4 công cụ quản lý thai được thực hiện tốt, sẽ là bằng chứng đánh giá chất lượng quản lý thai của cán bộ y tế cơ sở.

Chào mừng đến với : Dương Văn Nam - cảm ơn các bạn đã đọc bài viết

» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy liên hệ với tôi qua email: emailphuongnam@gmail.com.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu nếu có thể.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý.

Tham gia thêm: Facebook | Twitter :: Thank you for visiting ! ::

0 nhận xét:

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã để lại những ý kiến quý báu. Nam rất mong bạn ủng hộ nhiều hơn nữa cho http://www.duongvannam.name.vn/

Liên hệ : Dương Văn Nam | PhuongNamBlog
Copyright © 2020. Phương Nam Blog
Xem tôt nhất bằng trình duyệt: Chrome hoặc firefox
Được thiết kế trên Blogger