.............

...........

Đa ối

1. Đại cương

Trong quá trình thai nghén, nước ối được tăng lên từ từ cho đến đầu của tháng thứ bảy và từ đó hằng định cho đến khi đủ tháng. Ở thời kỳ thai đủ tháng lượng nước ối bằng 1/6 trọng lượng bủa thai nhi, tức là tử 500- 600 ml, tối đa 1000 ml cho trường hợp thai phát triển bình thường. Lượng nước ối từ 1 lít đến 2 lít gọi là dư ối, lượng nước ối >2 lít gọi là đa ối
- Trước đây việc chẩn đoán đa ối bằng các triệu chứng lâm sàng có phần khó khăn, dễ nhầm với một số trường hợp như: thai to, song thai, có thai kèm theo khối u...
- Ngày nay việc chẩn đoán xác định đa ối dễ dàng hơn nhờ có siêu âm. Người ta thường dùng chỉ số nước ối (A.F.I. ammiotic fluid index) Vượt trên 25cm (đo theo kỹ thuật của Pheland) hoặc từ 10 cái trở lên ở khoang ối lớn nhất.
Tỷ lệ tử vong chu sinh trong đa ối cao hơn nhiều so với thai thường
Tỷ lệ đa ối khoảng 0,2 đến 1,6 % trong tổng số thai nghén.
Hình 6. Đa ối.
2. Nguyên nhân
- Đa ối thường kèm theo dị dạng thai, đặc biệt là dị dạng hệ thống thần kinh trung ương hay ống tiêu hoá. Khoảng một nửa số trường hợp đa ối thể vừa và nặng có kèm theo dị dạng thai nhi. Các dị dạng thai nhi hay gặp trong đa ối là: dị dạng về dạ dày - ruột, phù thai, hệ thần kinh trung ương, lồng ngực, tim mạch và bất thường về nhiễm sắc thể.
- Đa ối thể nhẹ thường gặp vào ba tháng giữa của thai kỳ, tiên lượng tương đối khả quan hơn.
- Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi:
2.1. Về phía mẹ.
Mẹ mắc các bệnh:
- Tim, thận, bệnh béo phì, đái tháo đường trước và trong khi mang thai là nguyên nhân thường gặp.
- Kháng thể kháng Rh và các bệnh tan huyết thứ phát do kháng thể bất thường có thể gây tình trạng thiếu máu thai nhi trầm trọng hoặc phù thai nhi, có liên quan tới tình trạng đa ối
2.2. Về phía thai nhi và phần phụ :
- Dây rau xoắn, vặn, dây rau cuốn cổ, tắc nghẽn dây rau.
- Thai đôi, thai dị dạng: vô sọ, bụng cóc...
- Giang mai bẩm sinh.
- Viêm nội sản mạc.
3. Triệu chứng
Dựa vào sự tiến triển và thời gian xảy ra quá trình bệnh lý mà người ta phân đa ối ra làm hai loại đa ối cấp và đa ối mãn.
3.1. Triệu chứng đa ối mãn tính
Thường xảy ra vào 3 tháng cuối, tiến triển chậm, âm thầm, đôi khi trội thành đợt cấp
- Triệu chứng cơ năng và toàn thân:
Bệnh nhân có cảm giác khó chịu, tức nặng vì bụng to, đi lại mệt nhọc. Cảm giác thai đạp ít có khi phù 2 chân.
- Thực thể.
+ Nhìn bụng to, thành bụng căng, nhiều vết rạn, các tĩnh mạch nổi rõ.
+ Sờ nắn có cảm giác sóng vỗ, dấu hiệu bập bềnh thai nhi rõ, các cực của thai di động dễ.
+ Nghe tim thai nhỏ, xa xăm hoặc không nghe thấy nếu nước ối quá nhiều.
+ Đo chiều cao tử cung và vòng bụng to hơn so với tuổi thai.
+ Thăm âm đạo: đoạn dưới phình to, giãn mỏng, ngôi cao và di động dễ.
+ Cận lâm sàng:
Siêu âm thấy nhiều nước ối, chỉ số ối góc sâu nhất trên 100mm.
Chụp X quang không chuẩn bị thấy thai nhỏ, nhưng ngày nay rất hạn chế việc chẩn đoán đa ối bằng X quang
3.2. Triệu chứng đa ối cấp
Đa ối cấp hiếm gặp, thường xảy ra sớm hơn vào quý II của thời kỳ thai nghén, bệnh xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh trong 2-3 ngày, lượng nước ối có thể tăng tới >10 lít.
- Cơ năng và toàn thân:
+ Đau bụng và đau vùng thắt lưng, đau lan lên ngực và xuống vùng bẹn đùi.
+ Khó thở nét mặt lo âu đau đớn rõ rệt, môi tím tái, mạch nhanh, không đều, huyết áp có thể hạ, nhiệt độ bình thường, nôn mửa, bụng chướng.
- Thực thể:
+ Nhìn bụng căng to.
+ Sờ: tử cung rất căng, không sờ thấy cực của thai, đôi khi cảm giác chạm phải khối thai rồi mất.
+ Đo chiều cao tử cung lớn hơn so với tuổi thai,
+ Không nghe thấy tim thai.
+ Thăm âm đạo đoạn dưới rất căng, cổ tử cung mở, ối căng phồng, không sờ thấy các cực của thai.
- Cận lâm sàng: siêu âm thấy nước ối nhiều.
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán xác định
Đa ối cấp, đa ối mãn dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng như đã mô tả.
4.2. Chuẩn đoán phân biệt
- Đa ối mãn luân biệt với
+ Sinh đôi: khám thấy dấu hiệu 4 cực hoặc 3 cực hoặc 2 cựa Cùng tên, nghe thấy 2 ổ tim thai, siêu âm thấy hình ảnh 2 thai.
+ Thai to: khám thấy khối thai chặt trong tử cung, di động khó khăn đầu to, dấu hiệu đầu chờm khớp vệ rõ, nghe thấy 1 ổ tim thai
+ Một thai kèm theo có khối u: khám thấy có khối u ở tử cung hoặc ngoài tử cung. Siêu âm giúp chẩn đoán xác định.
+ Rau bong non: bụng to lên nhanh, đau bụng liên tục, dữ dội. Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm độc thai nghén nặng, sốc, ra máu âm đạo, máu loãng không đông. Tử cung cứng như gỗ. Không nghe được tim thai. Siêu âm xác định được khối máu tụ sau rau. Đa ối cấp phân biệt với:
+ Chửa trứng: có triệu chứng rong huyết, tử cung mềm và to hơn so với tuổi thai, không sờ thấy các phần của thai nhi. Siêu âm thấy hình ảnh tuyết rơi.
+ Bí tiểu tiện: khám thấy có cầu bàng quang, sau khi thông đái bụng xẹp xuống.
+ Cổ trướng: bụng to bè ngang, rốn lồi, có tuần hoàn bàng hệ, có dấu hiệu sóng vỗ, gõ đục vùng thấp, diện đục có bề lõm quay lên trên. Có thể tận thấy nguyên nhân gây cổ trướng: Xơ gan, ung thư gan...
5. Điều trị
5.1. Tại tuyến y tế cơ sở
Khi phát hiện thấy tử cung to hơn so với tuổi thai thì chuyển bệnh nhân lên tuyến chuyên khoa.
5.2. Tại tuyến chuyên khoa
5.2.1 Đa ối mãn tính
Khi có thai: điều trị nguyên nhân, nghỉ ngơi, chờ đẻ. Có thể chọc hút bớt nước ối qua thành bụng trong đợt cấp. Mỗi lần hút tử 100ml đến 200 ml nước ối, cần cho nước ối ra một cách tử tử tránh làm giảm áp lực buồng ối đột ngột. Sử dụng kháng sinh, thường là sử dụng nhóm Bêta lactamin: Amoxycillin 2g/ ngày.
Khi chuyển dạ: cơn co tử cung thường yếu nên phải chủ động tia ối để cho nước ối chảy ra từ từ, đồng thời hướng cho ngôi lọt, tránh biến chứng sa dây rau, sa chi, ngôi bất thường
Khi sổ thai: đề phòng băng huyết bang phương pháp xử trí tích cực phòng chảy máu giai đoạn 3. Tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin ngay sau khi sổ thai, sau đó kẻo dây rau từ từ liên tục phối hợp với đẩy tử cung lên trên và ra sau bằng một tay kia ở ngoài thành bụng. Sau sổ rau tiêm 5 đến 10 đơn vị oxytocin phòng chảy máu do đờ tử cung thứ phát.
5.2.2. Đa ối cấp tính.
Chọc ối qua cổ tử cung để giảm các triệu chứng cấp tính (tránh giảm áp lực đột ngột), sau đó thì xử trí như sảy thai, kết hợp với điều trị triệu chứng.


Chào mừng đến với : Dương Văn Nam - cảm ơn các bạn đã đọc bài viết

» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy liên hệ với tôi qua email: emailphuongnam@gmail.com.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu nếu có thể.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý.

Tham gia thêm: Facebook | Twitter :: Thank you for visiting ! ::

0 nhận xét:

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã để lại những ý kiến quý báu. Nam rất mong bạn ủng hộ nhiều hơn nữa cho http://www.duongvannam.name.vn/

Liên hệ : Dương Văn Nam | PhuongNamBlog
Copyright © 2020. Phương Nam Blog
Xem tôt nhất bằng trình duyệt: Chrome hoặc firefox
Được thiết kế trên Blogger